SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đỉa có thể cho biết nơi ở và hỗ trợ bảo tồn động vật hoang dã

[17/05/2022 14:29]

Nói đến đỉa hút máu động vật, hầu hết mọi người cố gắng tránh chúng. Nhưng vào mùa hè năm 2016, các nhân viên kiểm lâm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ailaoshan của Trung Quốc đã đi săn lùng chúng cho mục tiêu nghiên cứu.

Trong nhiều tháng, các nhân viên kiểm lâm đã tìm kiếm khắp khu bảo tồn, thu thập hàng chục nghìn con đỉa bằng tay. Công việc này có thể giúp hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn, tại Ailaoshan và các nơi khác.

Douglas Yu, nhà sinh thái học tại Viện Động vật học Côn Minh, Trung Quốc, cho biết có nhiều cách để đo lường mức độ nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, nhưng rất khó để đánh giá mức độ thành công của nỗ lực đó, ngay cả trong các khu bảo tồn.

Nhưng những con đĩa khát máu có thể chỉ là công cụ cho nghiên cứu. Đỉa không kén ăn - chúng sẽ hút máu của nhiều sinh vật khác nhau, từ động vật lưỡng cư đến động vật có vú cho đến cá. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng họ có thể trích xuất DNA động vật từ máu mà đỉa và các sinh vật hút máu khác đã ăn phải, được gọi là DNA có nguồn gốc từ động vật không xương sống, hoặc iDNA, và xác định nguồn gốc động vật.

Và một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng iDNA, một loại DNA môi trường, có thể được sử dụng để theo dõi phạm vi động vật ở một khu vực.

Sử dụng 163 nhân viên kiểm lâm của công viên để săn đỉa với việc thu thập các ký sinh trùng dọc theo các tuyến đường tuần tra thường xuyên của kiểm lâm, bao phủ tất cả 172 khu vực của khu bảo tồn.

Ba tháng sau, lực lượng kiểm lâm đã thu thập được 30.468 con đỉa. Sau khi trích xuất và phân tích DNA động vật từ máu của đỉa, các nhà kha học đã phát hiện ra sự hiện diện của 86 loài khác nhau, bao gồm gấu đen châu Á, gia súc nhà, ếch gai Vân Nam có nguy cơ tuyệt chủng và tất nhiên là cả con người.

Hơn nữa, iDNA đã đưa ra manh mối về nơi các loài động vật thích đi lang thang. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tính đa dạng sinh học của động vật hoang dã lớn nhất ở vùng nội địa có độ cao lớn của khu bảo tồn, trong khi gia súc, cừu và dê nhà lại phong phú hơn ở các khu vực thấp hơn, dễ tiếp cận hơn của khu bảo tồn. Vì hầu hết các loài hoang dã được phát hiện có thể sinh sống ở tất cả các khu vực của khu bảo tồn, sự phân đôi cho thấy hoạt động của con người có thể đẩy động vật hoang dã ra khỏi một số khu vực nhất định.

So với các phương pháp khảo sát động vật hoang dã khác, sử dụng iDNA từ đỉa “thực sự tiết kiệm chi phí, thời gian và không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn”.

Các nhà khoa học cho rằng đỉa và các sinh vật hút máu khác, chẳng hạn như ruồi hoặc muỗi, sẽ trở thành công cụ giám sát động vật hoang dã phổ biến hơn trong tương lai. Mọi người đang trở nên ý thức hơn về những gì iDNA mang lại.

ctngoc

www.sciencenews.org
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ