Vai trò của can thiệp nội mạch trong điều trị xuất huyết tiêu hóa
Nghiên cứu do nhóm tác giả Phan Hoàng Vĩnh Phú, Đặng Nguyễn Trung An,Trương Thị Phương Thảo, Lê Văn Phước thực hiện.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm hình ảnh xuất huyết tiêu hóa cấp trên hình chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và đánh giá sự hiệu quả của kỹ thuật nút mạch hay can thiệp nội mạch trong điều trị xuất huyết tiêu hóa cấp (XHTHC).
Nghiên cứu hồi cứu 30 bệnh nhân (BN) có chẩn đoán XHTHC tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 01/2017-07/2021 được điều trị bằng kỹ thuật nút mạch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng cộng có 39 nhánh động mạch bệnh lý được phát hiện khi chụp DSA. Hiệu quả cầm máu tức thì đạt 100%. Dấu hiệu thoát thuốc cản quang ghi nhận ở 26 trường hợp (TH) chiếm 86.7%. Các dấu hiệu gián tiếp như giả phình ở 11 TH (36.7%), chủ yếu ở những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật. 3 BN có dấu búi mạch máu dãn, ngoằn nghoèo có/không kèm nhánh tĩnh mạch dẫn lưu sớm (10%). Biến chứng xuất huyết tái phát ở 3 BN. Hai TH được chúng tôi tắc mạch lần 2 thành công. Một TH phải chuyển phẫu thuật. Trong nghiên cứu có ba TH tử vong (10%). Tỉ lệ thành công về mặt lâm sàng trong nghiên cứu đạt 86.7%. Can thiệp nội mạch là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho các trường hợp xuất huyết tiêu hóa cấp.
ctngoc
Tạp chí Y dược TP.HCM, năm 2022, tập 26, số 2