Các biến chứng của cầu nối động tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu
Nghiên cứu do đồng tác giả Lý Cẩm Hà và Đào Bùi Quý Quyền - Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh thực hiện.
Ảnh minh họa
Với số lượng ngày càng tăng bệnh nhân (BN) được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối và điều trị thận nhân tạo, các biến chứng của cầu nối động tĩnh mạch (AVF) đã trở thành yếu tố chính trong việc cải thiện cả kết cục và chất lượng lọc máu của bệnh nhân.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát các biến chứng sớm và muộn của AVF ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
Nghiên cứu cắt ngang trên 81 bệnh nhân bị biến chứng xảy ra trong quá trình sử dụng AVF để chạy thận nhân tạo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi trung bình các bệnh nhân trong nghiên cứu là 54,4 ± 17,6, nam chiếm 53,1%, nữ chiếm 46,9%. Trong 30 trường hợp ghi nhận biến chứng sớm, không trưởng thành AVF chiếm tỷ lệ cao nhất 56,7%, kế đến là huyết khối 36,7%; hẹp AVF 22,2% và thấp nhất là nhiễm trùng vết mổ 7%. Tỷ lệ biến chứng muộn cao nhất là huyết khối (21 BN), hẹp AVF (14 BN), phình (9 BN); nhiễm trùng, giả phình, hội chứng ăn cắp máu (6 BN/mỗi biến chứng); tụ máu (1 BN). Các yếu tố đái tháo đường, suy tim, giới nữ, bệnh mạch máu ngoại biên đều ảnh hưởng đến sự trưởng thành của AVF. Các biến chứng muộn tăng dần theo thời gian lọc máu. AVF không trưởng thành là biến chứng sớm và huyết khối AVF là biến chứng muộn thường gặp nhất.
ctngoc
Tạp chí Y dược TP.HCM, năm 2022, tập 26, số 2