SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá hoạt tính ức chế tyrosinase, chống oxy hóa in vitro và tác dụng kháng viêm in vivo của chế phẩm gel dùng ngoài từ cao diếp cá (Houttuynia cordata)

[28/06/2022 10:38]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Công Minh - Khoa Y, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Lê Tuyết Châu, Huỳnh Ngọc Trinh - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây, diếp cá thường được dùng ngoài da để điều trị viêm da, mụn trứng cá, bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu nhằm khảo sát hoạt tính ức chế tyrosinase, chống oxy hóa và tác dụng kháng viêm của gel dùng ngoài từ cao toàn phần Diếp cá.

Cao toàn phần Diếp cá, hệ vận chuyển thuốc dạng vi tự nhũ (self-microemulsifying drug delivery system - SMEDDS) chứa cao Diếp cá và gel dùng ngoài từ hệ SMEDDS do bộ môn Hóa lý, Khoa Dược, ĐH Y Dược TP. HCM điều chế. Tác động ức chế tyrosinase in vitro được tiến hành qua phản ứng với L-DOPA, từ đó xác định IC50 của chế phẩm gel và so sánh với acid kojic. Khả năng chống oxy hóa đánh giá qua khả năng đánh bắt DPPH so với quercetin. Hoạt tính kháng viêm được khảo sát trên mô hình gây phù tai chuột nhắt bằng dầu Ba đậu và đối chứng với kem clobetasol 0,05%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Gel dùng ngoài Diếp cá có hoạt tính ức chế tyrosinase rõ với IC50 là 3,12 mg/mL, tương ứng với nồng độ cao Diếp cá là 0,91 mg/mL so với acid kojic là 0,16 mg/mL. Gel này cũng thể hiện khả năng chống oxy hóa (IC50 = 187,59 µg/mL) nhưng kém hơn so với quercetin (IC50 = 3,21 µg/mL). Tác dụng kháng viêm của gel Diếp cá thể hiện rõ rệt qua hiệu quả làm giảm độ sưng phù tai chuột. Tác động này khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm điều trị bằng clobetasol về mức độ giảm viêm (p > 0,05). Gel dùng ngoài Diếp cá có tác động ức chế tyrosinase, chống oxy hóa và kháng viêm, trong đó, tác dụng kháng viêm in vivo thể hiện rõ nhất và tương đương với clobetasol.

ctngoc

Tạp chí Y dược học TP.HCM, số 6, tập 25/2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài