Nuôi cấy dòng tế bào mô sẹo cây tam thất hoang (Panax stipuleanatus h.t.tsai et k.m.feng) để tạo phôi vô tính
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trần Hùng, Trương Thị Đẹp - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Ảnh minh họa
Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng), loài cây thuốc quý hiếm với công dụng bồi bổ sức khỏe, chống ung thư đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, việc nuôi cấy dòng tế bào mô sẹo Tam thất hoang có khả năng sinh phôi, hướng tới việc nhân giống bằng phôi vô tính trên quy mô lớn giúp bảo tồn loài cây thuốc này trong tương lai. Mục tiêu là nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh lý, sự thay đổi kích thước của tế bào mô sẹo trong quá trình tăng trưởng và phát sinh phôi, từ đó xác định độ tuổi và kích thước các tế bào có thể sinh phôi.
Nghiên cứu mô sẹo 26 tuần tuổi nuôi cấy trên môi trường 2,4-D 0,5 mg/L liên tục 26 tuần để phân tích các chỉ tiêu hình thái, kích thước và sinh lý của tế bào. Mô sẹo ở thời điểm 0, 4 và 6 tuần sau cấy chuyền được chuyển sang môi trường NAA 0,5 mg/L để khảo sát khả năng tạo phôi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô sẹo 4 tuần sau cấy chuyền có kích thước 17-20 µm, mang đặc tính tế bào sinh phôi, tạo phôi sau 24 tuần trên môi trường NAA 0,5 mg/L. Mô sẽo đủ 26 tuần tuo63io, 4 tuần sau cấy chuyền với các tế bào có kích thước 17-20µm có khả năng tạo phôi.
dtphong
Tạp chí Y dược học TP.HCM, số 6, tập 25/2021