Đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da và mô mềm phân lập được tại bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, Nguyễn Thị Mai Thơ - Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thực hiện.
.jpg)
Ảnh minh họa
Nhiễm khuẩn da và mô mềm có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở mọi khoa lâm sàng. Căn nguyên gây ra bệnh rất đa dạng và phong phú, bao gồm virus, ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn. Trong số đó, các tác nhân vi khuẩn được nghiên cứu và đề cập nhiều hơn hết và chiếm phần lớn đó là các vi khuẩn Gram âm.
Hiện nay, vi khuẩn có sự đề kháng đến mức báo động. Thực trạng sử dụng kháng sinh một cách tràn lan và không theo một chỉ định nào cũng khá phổ biến. Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng đã cho thấy rằng không những tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh đề kháng kháng sinh ngày càng cao mà còn có tính chất đa đề kháng. Nguy hiểm hơn là tình trạng các vi khuẩn này đa kháng kháng sinh lại có xu hướng ngày càng lan rộng và tồn tại dai dẳng, đặc biệt xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng hoặc hoàn toàn kháng kháng sinh gây ra không ít khó khăn cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trong đó có nhiễm khuẩn da và mô mềm. Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An hàng năm điều trị hàng trăm bệnh nhân có nhiễm khuẩn da, mô mềm. Để đóng góp thêm hiểu biết về các tác nhân gây nhiễm khuẩn và mức độ kháng kháng sinh tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xác định nguyên gây nhiễm khuẩn da, mô mềm và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng tại Bệnh viện.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở mọi khoa lâm sàng. Nhiễm khuẩn da và mô mềm có thể bị tái phát nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị triệt để.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da mô mềm thường gặp tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Nghiên cứu các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da, mô mềm phân lập được tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da và mô mềm chiếm tỷ lệ cao nhất đó là S. aureus (45,3%), tiếp đó là E. coli (11,3%) và P. aeruginosa (9,8%). Tỷ lệ MRSA trong các chủng vi khuẩn S. aureus là 74,9%. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa cao nhất là ticacillin+clavulanic (20,5%), levofloxacin (15,4%), iprofloxacin (12,8%). E. coli kháng Cephalosporine, Quinolone từ 50-70%, Carbapenem 4,5%, tỷ lệ ESBL 45,3%. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da, mô mềm thường gặp là S. aureus (45,3%), E. coli (11,3%), P. aeruginosa (9,8%). Các chủng Staphylococcus aureus kháng methicillin 73,7%, chưa ghi nhận kháng Vancomycin và Linezolid. Pseudomonas aeruginosa có mức độ đề kháng thấp với các kháng sinh thông dụng. Escherichia coli kháng cao với Caphalosporine, Quinolon từ 50-70%, kháng thấp với Carbapenem với 4,5%.
ctngoc
Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tháng 6/2022