Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau ăn sống tại địa bàn thành phố huế và các vùng phụ cận
Nghiên cứu do nhóm tác giả Hồ Thị Dung, Pham Hoàng Sơn Hưng, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Đinh Thùy Khương, Nguyễn Thị Thu Lê, Trần Long - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.
Ảnh minh họa
Gần đây, có nhiều trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng do ăn rau sống được báo cáo trên toàn thế giới. Trong đó, các nước đang phát triển có nguy cơ bị nhiễm và tỷ lệ tử vong cao hơn các nước phát triển. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân trong đó thói quen sử dụng phân để tưới rau và nuôi súc vật thả rông là yếu tố nguy cơ làm tăng ônhiễm thực phẩm. Một số cuộc khảo sát đã được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng các loại rau có thể là mộttrong nhữngnguồn chính để truyền trứng và ấu trùng của các loài giun sán như Strongyloides stercoralis, Enterobius vermicularis, Fasciola spp.,Toxocara spp.,Hymenolepis nana,Hymenolepis diminuta,Taenia spp..(Dueduvà cs., 2014; Sunilvà cs., 2014; Nazemivà cs., 2012; Ebrahimzadeh và cs., 2013; Aladevà cs., 2013; Shehuvà cs., 2014);Chau và cs., 2014; Uga và cs., 2009; Tomassvà cs., 2012; Erakyvà cs., 2014).
Mặc dù vậy, ăn rau sống vẫn là thói quen hàng ngày của nhiều người dân Việt Nam. Nhiều món ăn truyền thống của người Việt không thể thiếu các loại rau sống đi kèm, chẳng hạn như bún bò, phở, bún hến...Theo hiểu biết của chúng tôi, phần lớn các nghiên cứu đã được báo cáo ở trongnước cũng như ngoài nước về tỷ lệ nhiễm trứng ký sinh trùng trên rau thìđều lấy mẫu tại các chợhoặc siêu thị. Vì vậy rất khó truy xuất nguồn gốc nhằm hiểu rõ nguồn lây nhiễm trứng ký sinh trùngtrên rau. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này để điều tra mức độ ô nhiễm trứng ký sinh trùng và khả năng gây bệnh của chúng trên các loại rau ăn sống được trồng ở thành phố Huế và các vùng phụ cận, với nỗ lực nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nghiên cứu bao gồm những nội dung: Xác định tỷ lệ nhiễm trứng giun sán trên các loại rau ăn sống được trồng tại địa bàn thành phố Huế và các vùng phụ cận; Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng theo loài; Xác định khả năng gây bệnh của trứng giun sán được tìm thấy trên các loại rau ăn sống; Xác địnhtỷ lệ nhiễm trứng giun sán trên các loại rau ăn sống bao gồm: nguồn nước và phân bón.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung các loại ký sinh trùng trên rau là 90,58%. Rau ăn sống bị nhiễm nhiều loài ký sinh trùng khác nhau bao gồm các loài giun tròn (Toxocara spp., Ancylostoma spp., Trichuris vulpis, Capillaria spp., Enterobius vermicularis, Ascarid lumbricodes), sán lá (Fasciola spp., Clonorchis sinensis), sán dây (Taenia spp., Dipylydium caninum) và cầu trùng (Eimeria spp., Isospora spp.). 10 loại rau ăn sống phổ biến bao gồm rau muống, rau dền, rau húng quế, rau cải, rau diếp cá, ngò gai, rau má, rau răm, rau tía tô và rau xà lách đều bị nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ cao, dao động từ 77,77% đến 100%. Không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau theo nguồn nước và phân bón. Rau được tưới bằng nước giếng, nước máy, nước sông hồ cho tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng tương đương nhau, lần lượt là 91,3, 81,81 và 92,85%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên các mẫu rau được bón phân chuồng và không bón phân chuồng lần lượt là 91,49 và 90,11%.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022