Sự lưu hành và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococus spp.phân lập từ lợn nuôi ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Văn Chào, Trần Thị Na, Lê Minh Đức, Bùi Ngọc Bích - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa
Vi khuẩn Streptococcuss spp. thuộc nhóm liên cầu, đây là những cầu khuẩn Gram dương, yếm khí tùy tiện, không di động và không hình thành nha bào, catalase âm tính. Cầu khuẩn thuộc chi này đòi hỏi chất dinh dưỡng nghiêm ngặt để phát triển (Phạm Hồng Sơn., 2012). Vi khuẩn gây bệnh trên lợn, làm ảnh hưởng đến tăng khối lượng, chất lượng thịt, giảm số con sau cai sữa, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi (Lê Văn Tạo, 2005). Streptococcus spp. gây ra các thể bệnh ở đường sinh dục, đường hô hấp, đường ruột, viêm hạch, nhiễm trùng huyết, viêm màng não ở lợn cai sữa và lợn vỗ béo, bệnh viêm khí quản, viêm phổi và bệnh viêm khớp ở lợn con, (Staats và cs., 1997). Mặt khác Streptococcus spp.còn là nhân tố quan trọng, nguy cơ tiềm tàng gây các bệnh ở người như: viêm màng não, viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng máu (Lê Hồng Thủy Tiên và cs., 2017). Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với lợn như người chăn nuôi, người làm công tác thú y, người giết mổ, kiểm soát giết mổ lợn và những người có thói quen ăn các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín sẽ có nguy cơ cao mắc phải các chủng Streptococcus.Hiện nay, Streptococcus spp. cũng đã được nghiên cứu và kết quả cho thấy kháng với nhiều loại kháng sinh, mức độ kháng kháng sinh tăng dần qua từng năm.
Phân lập vi khuẩn Streptococcus spp. từ mẫu dịch mũi được lấy từ lợn nuôi tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.Đánh giá mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ lợn nuôi tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ dương tính với vi khuẩn Streptococcus spp. là khá cao ở lợn (57,9%). Các chủng Streptococcus spp. phân lập từ lợn đã kháng lại các kháng sinh oxytetracycline, doxycycline. Vi khuẩn này hiện lưu hành ở lợn nuôi với tỷ lệ dương tính khác nhau. Đây có thể nguồn lâynhiễm quan trọng cho những đối tượng khác trong cộng đồng. Đặc biệt là những chủng thể hiện tính đa kháng thuốc có nguy cơ cao lây cho các đối tượng khác sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp. gây ra bằng kháng sinh.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022