Đa hình exon 5 của gen thụ thể prolactin và intron 1 của gen hormonesinh trưởng ở gà ri lai được nuôi tại Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thanh Thủy, Hồ Lê Quỳnh Châu1, Dương Thanh Hải, Dương Thị Hương1, Phan Thị Duy Thuận - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và Lê Viết Quân - Trường Đại học Okayama, Nhật Bản thực hiện.

Ảnh minh họa
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (1/2021), sản lượng trứng gà của nước ta tăng liên tục trong những năm gần đây: năm 2019 là 8.200 triệu quả, năm 2020 là 10.119 triệu quả và năm 2021 là 11.070 triệu quả. Gần 60% sản lượng trứng được cung cấp từ các giống gà công nghiệp hướng trứng nhập khẩu có năng suất cao như Leghorn, ISA Brown, Hyline...Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng tiêu thụ trứng gà nội nhiều hơn, mặc dù khối lượng trứng nhỏ và giá thành cao hơn so với trứng gà công nghiệp. Nguồn cung cấp trứng gà nội không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường do hầu hết các giống gà nội có năng suất trứng thấp do giống có tính ấp bóng cao, thành thục sinh dục muộn và không được chọn lọc (Nguyễn Hoàng Thịnh và Đỗ Thị Phương, 2019).
Thu thập mẫu:Tổng số 30 mẫu máu gà Ri lai đẻ trứng được thu thập ở 10 nông hộ chăn nuôi ở các huyện Quảng Điền và huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mẫu máu được lấy bằng xylanh từ tĩnh mạch cánh của gà và được chuyển ngay vào ống có chứa dung dịch chống đông máu EDTA, bảo quản ở 4oC trong vòng 48 giờ trước khi tiến hành tách chiết ADN hệ gen. Tách chiết ADN hệ gen: Các mẫu máu được tách chiết ADN theo phương pháp của Al-Shuhaib (2018) có cải tiến trong phòng thí nghiệm, quy trình thực hiện như sau: đầu tiên, 1,5 mL nước cất tiệt trùng được bổ sung vào ống eppendorf có chứa 50 μL máu, trộn đều hỗn hợp và ly tâm 10.000 vòng/phút trong 3 phút. Loại bỏ dịch lỏng và thu cặn tế bào. Lặp lại bước này thêm 1 lần nữa. Bổ sung 1 mL dung dịch WBC (10 mM Tris-Cl pH 7,7, 1,5 M NaCl, 2 mM EDTA và 0,5% SDS) được làm ấm ở 55oC, trộn đều và ly tâm 10.000 vòng/phút trong 6 phút. Thu 0,5 mL dịch lỏng vào một ống eppendorf mới. Bổ sung 1 mL ethanol tuyệt đối, lạnh, đảo ống vài lần cho đến khi xuất hiện sợi ADN. Chuyển sợi ADN sang một ống eppendorf mới có chứa 1 mL ethanol 70% lạnh. Ly tâm 10.000 vòng/phút trong 6 phút. Loại bỏ ethanol, mở nắp ống eppendorf để khô ở nhiệt độ phòng. Bổ sung 100 μL đệm TE (10 mM Tris-HCl và 1 mMEDTA, pH 8,0) để hòa tan ADN, trộn đều và bảo quản ở 4oC. ADN hệ gen sau tách chiết được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 0,8% để đánh giá độ tinh sạch.Khuếch đại đoạn exon 5 gen PRLR và intron 1 gen GH bằng PCR:Đoạn exon 5 gen PRLR và intron 1 gen GH được khuếch đại từ ADN hệ gen sử dụng cặp mồi đặc hiệu theo nghiên cứu của Rashidi và cs.(2012) và Ip và cs.(2001). Các thông tin cơ bản về trình tự mồi, nhiệt độ gắn mồi, kích thước sản phẩm PCR tính toán theo lý thuyết.
Thành phần phản ứng khuếch đại gen với tổng thể tích 25 μL, bao gồm: 12,5 μL Dream Taq Green PCR Master Mix 2´(Thermo), 2 μL mỗi loại mồi (10 pmol/μL), 2 μL ADN tổng số và 6,5 μL H2O. Chu trình nhiệt cho phản ứng khuếch đại đoạn exon 5 gen PRLR như sau: 95oC trong 5 phút; lặp lại 35 chu kỳ ở 95oCtrong 30 giây; 57oCtrong 30 giây; 72oCtrong 30 giây; và kết thúc ở 72oCtrong 10 phút. Đối với đoạn intron 1gen GH, chu trình nhiệt như sau: 95oC trong 5 phút; lặp lại 30 chu kỳ ở 95oCtrong 30 giây; 60oCtrong 60 giây; 72oCtrong 30 giây; và kết thúc ở 72oCtrong 10 phút. Kích thước sản phẩm PCR được xác định bằng cách điện di hỗn hợp dung dịch sau phản ứng trên gel agarose 1% và phân tích hình ảnh điện di bằng máy Gel Doc (Bio-rad). đoạn exon 5 gen PRLR và intron 1 gen GH saukhi được kiểm tra bằng điện di được cắt bằng enzyme hạn chế (RE) lần lượt tương ứng là BamHI và MspI để tìm các điểm đa hình. Thành phần phản ứng cắt hạn chế với tổng thể tích 10 μL,bao gồm: 8 μL sản phẩm PCR, 1 μL Buffer 10´(chuyên biệt cho từng enzyme), 1 μL RE (10 U/μL). Hỗn hợp phản ứng được ủ ở 37oC trong 8 giờ, sau đóủ 80oC trong 20 phútđể ức chế hoạt động của enzyme hạn chế. Sản phẩm được xác định bằng điện di trên gel agarose 1,5% (đoạn intron 1 gen GH) và 2% (đoạn exon 5 gen PRLR) và phân tích hình ảnh điện di bằng máy Gel Doc (Bio-rad). Các số liệu được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel2013.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở gà Ri lai, đa hình intron 1 genGH xuất hiện 3 kiểu gen là AA, AB và BB. Kiểu gen AA của đa hình intron 1 gen GH xuất hiện với tần số thấp (0,07), trong khi đó kiểugen BB xuất hiện với tần số cao (0,53). Tại vị trí exon 5gen PRLR không phát hiện tính đa hình (100%mẫu máu của gà Ri lai nghiên cứu đều mang kiểu gen AA). Các kết quả này là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính đa hìnhtại các vị tríexon 5gen PRLR và intron 1genGH với các đặc điểm kiểu hình của gà Ri lai nhằm chọn lọc những quần thể gà có năng suất trứng cao.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022