Ảnh hưởng của nhiệt độ kết hợp độ mặn lên sinh lý, tăng trưởng và men tiêu hóa của cá lóc (channa striata) giai đoạn cá bột lên cá giống
Nghiên cứu do nhóm tác giả Đỗ Thị Thanh Hương*, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Tính Em, Nguyễn Thanh Phương - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Ảnh minh họa
Cá lóc (Channa striata) là loài nước ngọt phổ biếnở Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), cá được nuôi với nhiều hình thức khác nhau như nuôiao, bể lót bạt, giai lưới,... Nghề nuôi cá lóc đang phát triển rất nhanh ở một số tỉnh vùng ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh,... với sản lượng 238.850 tấn năm 2016 (Huỳnh Văn Hiền và cs., 2018). Cá lóc có cơ quan hô hấp khí trời, sống tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, nước lợ hoặc nhiệt độ cao trên 30°C (Dương Nhựt Long và cs., 2017). Trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì sự thay đổi nhiệt độ, độ mặn đã trở thành vấn đề quan tâm của nghề nuôi trồng thủy sản cả nước, đặc biệt là vùng ĐBSCL do vùng này được IPCC (2007) dự đoán là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2016) thì mực nước biển sẽ dâng 75 cm (dao động 52-106 cm) vào cuối thế kỷ này sẽ có sự xâm nhập mặn vào khu vực nội đồng. Bên cạnh, sự ấm lên toàn cầu do nhiệt độ tăng cao hơn nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất 3-4oC(IPCC, 2018), ở Việt Nam thì nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên 33oCvào cuối thế kỷ 21 (IPCC, 2014)sẽ ảnh hưởng đến nghề nuôi thủy sản.
Trứng cá lóc (Channa striata) từcùng một cặp cá bố mẹ được mua từ một cơ sở sản xuất giống tại thành phố Cần Thơ sau đó được ấp trong bểnhựa 1 m3đến khi cá nở để thí nghiệm tại Khoa Thủy sản -Trường Đại học Cần Thơ. Cá bột sau khi nở 24 giờ được bố trí ngẫu nhiên vào các bể composite có thể tích 500 L (chứa 250 L nước). Cá được ương 300 con/bể với 27 bể(9 nghiệm thức) gồm 3 độmặn (0, 5 và 10‰) kết hợp với 3 nhiệt độ(27, 30 và 33°C) trong 90 ngày.Độmặn và nhiệt độ của các nghiệm thức được nâng 2‰ và 2°C/ngày. Độmặn được nâng lên bằng nước ót (90‰) đã xửlý bằng chlorine 30 mg/L, nhiệt độ 30 và 33°C sử dụng máy tăng nhiệt (EHEIM professionel 4+ 350T), riêng nhiệt độ 27°Cđược duy trì ổn định bằng máy làm lạnh (Teco Seachill TR 10). Các nghiệm thức có độ mặn và nhiệt độ cao được nâng trước để tất cả các nghiệm thức đạt đến độ mặn và nhiệt độ thí nghiệm cùng lúc và bắt đầu thí nghiệm. Cá được cho ăn theo nhu cầu 4 lần/ngày (lúc 7:00, 11:00, 14:00 và 18:00). Trong 10 ngày đầu cho cá ăn Moina (mật độ16-20 con/mL), ngày 11 đến 30 cho ăn Moinavà có bổsung thức ăn công nghiệp dạng bột 42% đạm(mật độ Moina được giảm dần từ10-16 con/mL đến 5-10 con/mL và 0-5 con/mL) và tỷ lệ thức ăn công nghiệp tăng dần đến ngày 30. Ngày thứ30 đến 60 cho cá ăn hoàn toàn thức ăn dạng bột 42% đạm (15%-25% khối lượng cá) và sau ngày 60 đến ngày 90 cho cá ăn thức ăn viên nổi 40% đạm (cỡ viên 0,8mm). Thức ăn thừa được vớt ra để hạn chế ô nhiễm môi trường trong bể ương. Làm sạch (siphon) đáy bể 3 ngày/lần và thay 30% nước bể ương nước hàng tuần. Số lượng cá chết được vớt ra và ghi nhận hằng ngày để ước tính lượng thức ăn và tỉ lệ sống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn và nhiệt độ không ảnh hưởng đến các chỉtiêu hồng cầu, hemoglobin và hematocrit của cá. Tuy nhiên, sốlượng bạch cầu giảm, hemoglobin và hematocrit của cá. Tuy nhiên, số lượng bạch cầu giảm ở nghiệm thức độ mặn 27oC-5‰, 30oC-5‰ và nhóm nhiệt độ 33oC. Nồng độ glucose giảm có ý nghĩa ở nhóm độ mặn 5‰ so với 0‰ (p<0,05). Nồng độ ion Cl-của cá tăng khi nhiệt độ và độ mặn tăng nhưng điều hòa áp suất thẩm thấu và Na+ không bị ảnh hưởng. Độ mặn và nhiệt độ không làm thay đổi hoạt tính amylase, trypsin và pepsin nhưng chymotrypsin trong ruột cá giảm ở nghiệm thức độ mặn và nhiệt độ cao. Cá đạt khối lượng cao nhất ở 27oC-0‰ và tỷ lệ sống cao nhất ở 33oC-0‰. Như vậy, độ mặn kết hợp nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá lóc ở giai đoạn này.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022