SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khả năng kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của cao chiết từ lá cây lộc vừng

[15/07/2022 11:07]

Nghiên cứu do đồng tác giả Nguyễn Phạm Tuấn - Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang, Nguyễn Thị Ái Lan - Trường Đại học Trà Vinh thực hiện.

 Ảnh minh họa

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh do sự rối  loạn  chuyển  hóa  carbohydrate  khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. ĐTĐ biểu hiện bằng lượng glucose trong máu cao hơn bình thường. Đối với người bệnh tiểu đường type 2, việc tăng glucose trong máu thường gây những  biến  chứng  nguy  hiểm. Kiểm  soát đường huyết đặc biệt là đường huyết sau bữa  ăn  được  xem  là  một  mục  tiêu  quan trọng trong điều trị ĐTĐ(Yaovà cs., 2010).Điều này có thể đạt được thông qua việc ức chế  enzyme  tiêu  hóa  carbohydrate  như enzyme α-amylase và α-glucosidase. Hiện nay,  ĐTĐ  được  kiểm  soát  bằng  nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng thuốc duy  trì  lượng  glucose trong  máu  ổn  định (Sulfonylurea), chất ức chế tiêu hóa và hấp thu tinh bột (Glucobay), thuốc cảm ứng độ nhạy của insulin nhưng có giá thành cao và nhiều  tác dụng  phụ  như  béo  phì,  vàng da,...gây  nhiều  khó  khăn  trong  quá  trình điều  trị  và  chăm  sóc  bệnh  nhân.  Với  xu hướng hiện nay trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu và phát triển các loại thuốc hạ đường huyết, có nguồn gốc thực vật được sử dụng phổ biến trong dân gian, nhằm tìm những  loại  thuốc  mới  hiệu  quả  và  không gây tác dụng phụ so với các thuốc hóa dược là rất cần thiết. Đồng thời, tận dụng được nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, sử dụng tiện lợi để người bệnh và thầy thuốc có thêm lựa chọn.

Nghiên cứu khả năng ức chế hoạt độngenzyme α-amylase, α-glucosidase và kháng oxy hóa của lá cây lộc vừng được nghiên cứu in vitro. Lá cây lộc vừng được ly trích bằng phương pháp soxhlet bằng các dung môi nước, ethanol 70% và methanol 70%. Hàm lượng phenolic, flavonoid, khả năng ức chế α-amylase, α-glucosidase và kháng oxy hóa được xác định bằng việc đo quang phổ ở bước sóng 510 nm, 765 nm, 660 nm, 405 nm và 517 nm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ ẩm đạt 70,64% và hiệu suất chiết của lá cây lộc vừng đạt 9,78-13,13%. Lá cây lộc  vừng được  xác định có chứa các  hợp chất alkaloid, terpenoid, flavonoid, steroid, tannin và phenol. Hàm lượng polyphenol của cao chiết lá cây lộc vừng lần lượt là 70,06 (nước); 77,94 (ethanol); 85,23 (methanol) mg GE/g cao chiết. Hàm lượng flavonoid của cao chiết lá cây lộc vừng lần lượt là 88,91 (nước); 109,65 (ethanol); 125,56(methanol) mg quercetin/g cao chiết. Cao chiết lá cây lộc vừng có khả năng kháng oxy hóa bằng DPPH với giá trị IC50lần lượt là 121,16 μg/mL (nước); 109,60 μg/mL (ethanol) và 98,42 μg/mL (methanol). Cao chiết lá cây lộc vừng còn có khả năng ức chế α-amylasevới giá trị IC50lần lượt là 145,31 μg/mL (nước); 131,72 μg/mL (ethanol) và 120,62 μg/mL (methanol).Cao chiết lá cây lộc vừng có khả năng ức chế α-glucosidasevới giá trị IC50lần lượt là 197,6 μg/mL (nước); 176,73 μg/mL (ethanol) và 158,01 μg/mL (methanol).

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài