SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xây dựng hệ thống chẩn đoán và khuyến cáo tích hợp đối với dinh dưỡng N, P, K cho cây quýt hồng (citrus reticulate blanco.) tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

[19/07/2022 10:29]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Khương; Lê Thị Như Ý; Trần Ngọc Hữu; Lê Vĩnh Thúc - Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Minh Mẫn; Trần Chí Nhân; Lý Ngọc Thanh Xuân - rường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

Ảnh minh họa

Theo Labaied và cs. (2018) cam quýt được coi là loại cây ăn trái quan trọng nhất trên  thế  giới, nhưng việc kiểm  soát  dinh dưỡng cho cây có múi chưa hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp. Ngoài ra, cung cấp dinh dưỡng không cân đối ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng và dẫn đến năng suất cây trồng giảm (Bado và Bationo, 2018). Do đó, việc chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của cây trồng có thể giúp quản lý dinh dưỡng hiệu quả để cải thiện năng suất (Shaibu và cs., 2018). Để đánh  giá  tình  trạng  dinh  dưỡng  cho  cây trồng, các nhà nghiên cứu đã phát triển các phương pháp khác nhau như phương pháp tiếp cận giá trị tới hạn (CVA) và phạm vi đầy  đủ  (SRA)  (Bate,  1971).

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2020. Mẫu lá từ 25vườn quýt hồng (lấy lá của cành cấp 2 và không mang  trái) được thu tại xã Long Hậu (10 vườn) và xã Tân Thành (15 vườn), huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, thuộc biểu loại đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vườn được chọn lấy mẫu là vườn đồng đều về tuổi cây và có tuổi cây 9 -10 năm tuổi.Mẫu sau khi thu được mang  về xử lý và phân tích hàm lượng N, PvàK theo phương pháp Houba và cs.(1997).

Thu 25 mẫu lá tương ứng với 25 vườn trồng quýt hồng ở thời điểm trước khi xử lý ra hoa, tại xã Long Hậu và xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng  Tháp.  Mỗi  vườn  chọn  10  cây  quýt hồng khỏe mạnh, thu 10 lá cây từ cành cấp hai, ngoài tán, thu lá phát triển đầy đủ, khi ra cơi đọt thứ hai sau khi thu hoạch trái vụ trước, không thu lá quá già hay quá non. Đến  thời  điểm  thu  hoạch,  tiến  hành  cân năng suất của mỗi vườn (kg/cây) để phân chia nhóm năng suất cao và năng suất thấp.

Xử lý mẫu: Mẫu lá sau khi thu mang về phòng thí nghiệm, rửa bằng nước cho sạch tất cả đất và bụi bám trên bề mặt lá và tiếp  tục  rửa  sạch  lại  bằng  nước  cất  hoặc nước khử khoáng. Sau đó, cho mẫu vào túi giấy sạch, sấy ở nhiệt độ 70oC trong 72 giờ. Mẫu lá sau khi sấy được nghiền mịn bằng máy nghiền mẫu thực vật để vô cơ.

Phân tích mẫu lá: Dung dịch mẫu sau khi vô cơ hóabằng  hỗn  hợp  acid  H2SO4, salicylic  acid  và H2O2 tiến hành phân tích các chỉ tiêu N, P và K như sau. Hàm lượng đạm: Được  xác  định  bằng  phương  pháp chưng  cất  Kjeldahl,  chuẩn  độ  với  H2SO4 0,01  N.  Hàm  lượng  lân: Hiện  màu  bằng ammonium, sulfuric acid, antiminil tartrate, L -ascorbic acid, đo trên máy quang phổ ở bước sóng 880 nm. Hàm lượng kali: Đo trên máy hấp thu nguyên tử ở bước sóng 766 nm.

Tính  tỷ  lệ hàm  lượng của  các  cặp dưỡng chất  N/P,  P/N,  N/K,  K/N,  P/K  và K/P, giá trị trung bình của hàm lượng dưỡng chất, hệ số biến thiên, phương sai và tỷ lệ phương sai giữa nhóm quýt có năng suất cao và năng suất thấp được tính dựa vào giá trị năng  suất trung  bình của 25  vườn, nhóm năng suất cao có năng suất cao hơn giá trị trung bình và nhóm năng suất thấp có năng suất thấp hơn giá trị trung bình. Xử lý số liệu:Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel phiên bản 2013. Sử dụng kiểm định T-test để so sánh giá trị trung bình năng suất quýt hồng, hàm lượng dưỡng chất của 2 nhóm năng suất, F-test để kiểm định sự khác biệt về phương sai giữa các cặp  tỷ lệ dưỡng  chấtN/P,  P/N,  N/K, K/N, P/K và K/P.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất quýt hồng trung bình của nhóm năng suất cao, với 79,2 kg cây-1cao hơn nhóm năng suất thấp, với 49,2 kg cây-1, tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Hàm lượng dưỡng chất N và K trong lá của nhóm năng suất cao cao hơn nhóm năng  suất  thấp  trong  khi  đó  hàm  lượng dưỡng chất P trong lá quýt hồng của nhóm năng suất cao tương đương nhóm năng suất thấp. Xây dựng được bộ DRIS chuẩn đối với  dưỡng  chất  N,  PvàK  cho  cây  quýt hồng. Thành lập được 3 cặp tỷ lệ dưỡng chất P/N,  K/N  và  P/K được  sử  dụng  như tiêu chuẩn DRIS.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ