Ảnh hưởng của màng bọc nanochitosan nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của trứng gà tươi
Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Thanh Long, Nguyễn Thị Thủy Tiên - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, Hoàng Thị Diệu Hương - Công ty Cổ phần Dinh dưỡng NUTRICARE, Việt Nam thực hiện.
Ảnh minh họa
Trứng gà tươi là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, khi bảo quản đặc biệt ở điều kiện nóng ẩm, quá trình trao đổi khí và ẩm cùng với sự xâm nhập của vi sinh vật qua lỗ khí trên vỏ trứng gây hao hụt khối lượng và biến đổi các thành phần bên trong trứng. Do vậy, việc sử dụng các màng bọc trên bề mặt vỏ trứng nhằm chống nhiễm khuẩn và hạn chế trao đổi khí, kéo dài thời gian bảo quản luôn được quan tâm nghiên cứu (Caner, 2005; Trần Thị Luyến và Lê Thanh Long, 2007; Lê Mỹ Hạnh và cs., 2020).
Chitosan thương mại được sản xuất bởi Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hùng Tiến, Thành phố Cần Thơ. Chitosan có dạng bột, màu trắng ngà; độ deacetyl (DD): 86 -90%; nitơ tổng số: 8,5%; hàm lượng tro toàn phần: 0,09%; độ tan trong acid acetic 1%: > 99%; cặn tro không tan trong HCl: 0,1%. Sodium tripolyphotphates (STPP), acetic acid tinh khiết dùng cho thực phẩm. Trứng gà tươi, sạch (Hyline) trước 24 giờ sau khi đẻ, đồng đều về kích thước màu sắc và không có khuyết tật bên ngoài.
Nanochitosan được chuẩn bị từ chitosan theo phương pháp gel ionic của Lê Thanh Long và cs. (2019) với một vài điều chỉnh. Dung dịch chitosan nồng độ 0,5% (w/v) được pha trong acetic acid 1% (v/v) vàkhuấy đến hoà tan trong 2 ngày ởnhiệt độthường. Sau khi hòa tan, điều chỉnh pH của dung dịch chitosan bằng dung dịch NaOH 5N đến pH = 4,0. NhỏtừtừSTPP 0,25% (w/v) vào dung dịch chitosan trong điều kiện khuấy từtốc độ1500 vòng/phút ởnhiệt độphòng, với tỷlệchitosan:STPP là 6:1 để thu chế phẩm nanochitosan. Tiếp tục khuấy trong 1 giờvà bảo quản ở nơi thoáng mát.
Trứng sau khi phân loại, lựa chọn làm sạch được xếp trêncác vĩ nhựa và tiến hành bọc màng bằng cách nhúng trong chế phẩm nanochitosan và làm khô tự nhiên. Thí nghiệm (TN) thực hiện với 6 công thức: đối chứng (ĐC) 0% nanochitosan bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 -30oC), bảo quản lạnh (BQL) 0% nanochitosan bảo quản ở 9 -12oC và 4 công thức TN với các nồng độ nanochitosan: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4%, bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 -30oC). Sử dụng 5 quả trứng cho mỗi công thức để xác định 5 ngày 1 lần các chỉ tiêu HU, YI, pH lòng trắng, biến đổi hàm lượng NH3. Chỉ tiêu HHKL được xác định với 5 quả trứng cho mỗi công thức trong suốt 30 ngày theo dõi.
Xác định hao hụt khối lượng (HHKL) bằng phương pháp cân (độ chính xác 10-2g) khối lượng từng quả trứng ở mỗi công thức trong quá trình bảo quản so với khối lượng ban đầu. Xác định chỉ tiêu chất lượng lòng trắng trứng (Haugh Unit) (William vàOwen, 1995): dùng dụng cụ đo độ Haugh (thước 3 chân) xác định chiều cao trung bình của lòngtrắng đặc theo trọng lượng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mẫu trứng bọc màng nanochitosan nồng độ 0,4% có khả năng duy trì hạng chất lượng ở mức A đến 15 ngày sau khi đẻ. Trong khi đó, mẫu trứng gà tươi không bọc màng biến đổi chất lượng rất nhanh từ hạng AA xuống hạng B chỉ sau 5 ngày bảo quản ở nhiệt độ thường. Đồng thời các chỉ tiêu chất lượng khác (HHKL, HU, YI, pH lòng trắng, biến đổi hàm lượng NH3trong trứng) đều có biến đổi lớn hơn so với trứng có xử lý bọc màng nanochitosan khi bảo quản ở nhiệt độ thường. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ màng bao nanochitosan có khả năng kéo dài thời gian bảo quản trứng gà tươi.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022