SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu tổng hợp nano bạc sử dụng dịch chiết từ củ nghệ tươi (Curcuma LongaL.) và khảo sát khả năng kháng khuẩn Vibrio Parahaemolyticus

[21/07/2022 18:04]

Nghiên cứu do nhóm giả Võ Văn Quốc Bảo, Lê Thị Kim Anh- Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, Nguyễn Thị Phương Nga - Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Công nghệ nano được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống và hứa hẹn mở ra một cuộc sống hiện đại hơn. Trong những năm qua, nhiều nano kim loại đặc biệt là nano bạc đã được nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ nano  (Song  và  cs.,  2009), (Veisi  và  cs., 2019).Tổng hợp nano bạc là một lĩnh vực nghiên cứu rộng do các ứng dụng độcđáo của nó như tạo hợp chất xúc tác, khả năng kháng khuẩn (Awwad và cs., 2020), xử lý nguồn nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản (Zhangvà cs., 2013). Một số quy trình vật lý và hóa học đang được áp dụng để tổng hợp nano bạc nhưng những cách tiếp cận này có khả năng gây độc cho môi trường, sử dụng nhiều năng lượng, tốn kém (Okafor và cs., 2013). Để giải quyết những vấn đề này, nhiều phương pháp sinh học đã được nghiên cứu thay thế bằng cách sử dụng nguồn vi sinh vật và các chất chiết xuất từ thực vật thân thiện với môi trường (Konishi và  cs., 2007). Tuy nhiên, việc sử dụng vi sinh vật để tổng hợp nano bạc tốn rất nhiều thời gian so với chiết xuất từ thực vật do cần phải có các  kỹ  thuật phân  lập  và  chuẩn  bị  nuôi cấy,...(Alaraidh và cs., 2014). Chính vì vậy, quá trình sinh tổng hợp nano bạc sử dụng các chất chiết xuất từ thực vật làm chất khử và được quan tâm nhiều hơn (Ahmed và cs., 2016).

Nitrat  bạc  (AgNO3)  được  mua  từ Sigma-Aldrich Chemical Co. (Mỹ) chuẩn  bị chiết  xuất  nghệ:  Củ nghệ tươi (Curcuma longa L.) được thu nhận từ xã Thủy Biều thành phố Huế, rửa sạch loại bỏ các tạp chất. Sau khi làm sạch vỏ, vật liệu được  cắt  thành  miếng  nhỏvà nghiền  mịn với nước cất (20 g mẫu trong 100 mL nước cất).  Dịch  chiết thu  nhận được  sau  khi  lọc kỹ bằng giấy lọc Whatman N01, lưu trữ ở4 °C và sử dụng trong 24h.

Chủng  vi  khuẩn:  Chủng  gây  bệnh thủy  sinh  điển  hình V.  parahaemolyticus(cung cấp bởi Khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) được sử dụng để xác định hoạt tính kháng khuẩn của nano bạc. Môi  trường LBnuôi  cấy  vi  khuẩn: tryptone 10 g, cao nấm men 5 g, NaCl 5 g, nước  cất  vừa  đủ  1  lít.Môi  trường  thạch: thành phần như trên có bổ sung thêm  2% agar.  Các  môi  trường  trên  được  hấp  khử trùng ở 121oC, 15 phút trước khi sử dụng.

Công nghệ nano xanh có những ứng dụng đáng kể trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp-thực phẩm.Trong nghiên cứu này, tổng hợp các hạt nanobạc từ tiền chất là AgNO3, sử dụng dịch chiết từ củ nghệ tươi làm tác nhân khử và alginate như là chất hoạt động bề mặt. Sự hình thành các hạt nano bạc được quan sát bằng sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp phản ứng từ vàng nhạt sang nâu đỏ.Các hạt nano bạc tổng hợp được khảo sát bằng cách sử dụng quang phổ UV-Vis, phân tích TEM và SEM.

Kết quả đo phổ UV-Vis cho thấy đỉnh hấp thụ cực đại trong khoảng 416 nm. Phân tích TEM và SEM khẳng định các hạt nano bạc tổng hợp có dạng hình cầu với kích thước hạt khoảng (10 -45) nm khi sử dụng 20mL dịch chiết củ nghệ tươi.Các hạt nano bạc được tổng hợp từ dịch chiết củ nghệ tươi đã ức chế hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn V.parahaemolyticus.Hoạt động diệt khuẩn của các hạt nano bạc đối với V.parahaemolyticus được thể hiện qua đường kínhvòng kháng khuẩn từ6,84 đến 16,70 mm tương ứng nồng độ khảo sát từ 6,25 đến 200 ppm.  

ctngoc

Tạp chí khoa học Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ