SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên liệu dầu đến thành phần axit béo của gan cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

[26/07/2022 16:51]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Võ Thị My My, Trần Thị LệTrinh, Phạm Duy Hải - Trung tâm Công nghệ Thức ăn và Sau Thu hoạch Thủy sản -Viện Nghiên cứu Nuôi trồng và Nguyễn Văn Nguyện - Thủy sản, Đại học Cần Thơ thực hiện.

Ảnh minh họa

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2019, tổng sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt ước tính đạt 8.200,8 nghìn tấn đạt vượt trên 1,2 triệu tấn so với mục tiêu đặt ra và tăng 5,6% so với năm trước. Trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 4.432,5 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2018. Trong đó, cá tra là một loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao trong ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam (Đa và cs., 2014). Sản lượng nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL trong năm 2019 đạt 1,42 triệu tấn, tương đương năm 2018. Trong đó, 82% sản lượng  cả  nước  tập  trung  ở  các  tỉnh  như Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ (Hiệp hội thủy sản và xuất khẩu Việt Nam, 2019).

Địa điểm bố trí thí nghiệm tại vùng nuôi Tân  Khánh  Trung,  xã  Tân  Khánh Trung,  huyện  Lấp  Vò,  tỉnh  Đồng  Tháp thuộcCông  ty Cổ phầnVĩnh Hoàn. Phân tích nguyên liệu chất béo, thức ăn và mẫu gan tại phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Công nghệ Thức ăn và Sau Thu hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2.

Khoảng 8.640  con cá  tra (30  g) từ vùng nuôi Tân Khánh Trung, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn được chọn lựa đưa vào nuôi thí nghiệm. Các  nguyên  liệu dầu: dầu cám gạo, hạt lanh, dầu cá, dầu đậu nành và thức ăn thương mại được thu nhận từ Công ty Cổ phần Thức ăn Pilmico.

Thức ăn có vai trò quyết định đến chất lượng của cá tra, đặc biệt hàm lượng các axitbéo có giá trị cao trong cơ thịt cá. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nguyên liệu dầu bổ sung vào thức ăn đến sự thay đổi thành phần axit béo trong gan cá tra. Thí nghiệm có 4 nghiệm thức (D1, D2,D3, D4) bổ sung lần lượt các nguyên liệu dầu cám gạo, hạt lanh, dầu cá, dầu đậu nành; 1 nghiệm thức kết hợp hạt lanh và dầu cá (D5) và 1 nghiệm thức thương mại (D6). Gan được phân tích bằng hệ thống GC-FID.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các axit béo thiết yếu có xu hướng thay đổi tương tự nhau sau 6tháng nuôi.Oleic axit cao nhất ở D1(34,46%). Linoleic axitcao nhất ở D4 (6,67%). α-Linolenicaxit cao nhất ở D2 (2,94%) và D5 (2,02%), cao hơn rất nhiều so với các nghiệm thức còn lại. Arachidonic axit của D6 (5,27%) là caonhất.Eicosapentaenoic axitcao ởD2 (1,32%) và D5 (1,25%). Docosahexaenoic axitcao nhất ở D3 (7,66%)  và  D5 (7,47%). Axit béo không bão hòa  cao của D4 (14,41%) cao nhất. Tổng omega-3 cao nhất D2 (10,84%), omega-6 cao nhất tại D4 (14,48%). Tỷ lệ omega-3/omega-6 cao nhất D2, thấp nhất ở D6. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy thành phần axitbéo trong gan cá phản ánh sự tương quan với thành phần axit béo trong thức ăn.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6 (1) 2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài