SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Sàng lọc chủng bacillusspp. có tính đối kháng Streptococcus agalactiae gây bệnh phù mắt, xuất huyết trên cá rô phi

[26/07/2022 17:04]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Văn Hậu, Lê Lưu Phương Hạnh,Ngô Huỳnh Phương Thảo - Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh và Phạm Thị Hoa Mai - Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

Ảnh minh họa

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng cá rô phi trong năm 2020 ước hơn 250.000 tấn. Sản phẩm cá rô phi Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang 68 quốc gia; trong đó, tiêu thụ mạnh nhất là thị trường Châu  Âu  và Châu Mỹ (Thông Tấn Xã  Việt  Nam, 2020). Cá    rô    phi (Oreochromissp.) được nuôi nhiều ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, ... Hiện nay,Streptococcus agalactiae thường gây bệnh phù mắt, xuất huyết trên cá rô phi khi cá nuôi đạt khối lượng từ lớn hơn 100g đến 1kg/con, tần suất xuất hiện vi khuẩn S. agalactiaetrên cá rô phi nuôi tại An Giang và Vĩnh Long rất cao, tỉlệnhiễm vi khuẩn này trên cá rô phi từ95 -100% và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người nuôi (Đinh Thị Thủy, 2007; Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012). Trước đây, người dân quen với việc sửdụng kháng sinh để điều trị bệnh, tuy nhiên gần đây việc điều trị bằng kháng sinh không thực sựmang lại hiệu quảdo cơ chếkháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh cũng như dư lượng kháng sinh trong động vật thủy sản và môi trường nuôi đã gây không ít hệ lụy cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Kiểm soát sinh học bằng việc sử dụng các  dòng  vi  khuẩn  có  hoạt tính đối  kháng được hy vọng sẽ trở thành phương pháp hữu ích phòng ngừa và kiểm soát các bệnh do vi khuẩn gây ra (Sadia và Mohammad, 2019). Một  nghiên  cứu  sửdụng Bacillus  subtilis với phương pháp cho ăn đã nâng cao đáng kể tỉ lệ sống cá rô phi khi cảm nhiễm với S. iniae(Addo  và  cs.,  2016),  nghiên  cứu  sử dụng B. pumilusAQAHBS0 1bổ sung vào thức ăn cá rô phi ở nồng độ1 x 108 và 109 CFU/kg thức ăncho thấy khảnăng tạo phản ứng miễn dịch tăng cao giúp tăng cường khả năng kháng bệnh  hiệu  quả hơn đối  với S. agalactiae (Srisapoome    và    Areechon, 2017).  Trong  những  năm  qua,  Việt  Nam cũng có một số công trình nghiên cứu như phân lập các chủng vi sinh vật có lợi thuộc nhóm vi khuẩn lactic đối kháng có đặc tính cạnh  tranh  và  lấn  át  vi  khuẩn  gây  bệnh S. agalactiae (Ngô  Thị Ngọc  Trân  và  cs., 2016),  hay  nghiên  cứu  các  cao  chiết  thảo dược   có   khả năng  kháng  vi  khuẩn S. agalactiae (Nguyễn Thị Trúc Quyên và cs., 2019).

Trong  số các  bệnh  thường  gặp  trên  cárôphi,  bệnh  phùmắt  xuất  huyết  do  nhóm  vi  khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra là phổ biến nhất, với tỷ lệ chết cao ở giai đoạn nuôi thương phẩm vào thời điểm nắng nóng của mùa hè, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Gần đây, việc sử dụng vi khuẩn đối kháng với tác nhân gây bệnh ngày càng được quantâm. Vì thế, nghiên cứu này triển khai nhằm sàng lọc chủng Bacillusspp. có khả năng đối kháng S. agalactiae bằng phương pháp giếng khuếch tán. Tổng cộng 32 chủng S. agalactiaeđược phân lập từ mẫu bệnh cá rô phi nuôi tại tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TP. Hồ Chí Minh. Các chủng này được xácđịnh hình thái, sinh hóa và PCR. Bộ chủng Bacillus spp. (n = 60) của Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng để kiểm tra hoạt tính đối kháng với 12 chủng S. agalactiae đại diện cho ba vùng địa lý.

Kết quả,18 chủng Bacillus spp. có hoạt tính đối kháng in vitromạnh với các chủng S. agalactiae (D >18mm). Đồng thời, việc phân lập S.agalactiaecho thấysự hiện diện rất phổ biến chủng vi khuẩn này ởcả ba vùng địa lý khảo sát. Do đó, việc kiểm soát bệnh do S. agalactiae gây ra trên cá rô phi bằng vi khuẩn đối kháng là rất cần thiết.

dtphong

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6 (1) 2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài