SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của phương pháp cho ăn gián đoạn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ếch thái lan (Rana tigerina) giai đoạn nuôi thương phẩm

[26/07/2022 17:12]

Nghiên cứu do tác giả Lê Quốc Phong - Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Tiền Giang thực hiện.

 Ảnh minh họa

Ếch Thái Lan (Rana tigerina) là một đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao và có nhiều tiềm năng phát triển ở thị trường tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Ếch có tốc độ tăng trưởng nhanh, chủ động được nguồn giống nhân tạo, hình thức nuôi và kỹ thuật  nuôi  đơn  giản,  chi  phíđầu  tư  thấp,diện tích nuôi không quá lớn,...nên các mô hình nuôi ếch ngày càng phát triển mạnh ở khu  vực  Đồng  bằng  sông  Cửu  Long  như nuôi trong ao đất, bể xi măng, giai và bể bạt (Nguyễn Công Tráng, 2018). Các mô hình nuôi  ếch  thâm  canh  hiện  nay  thường  sửdụng thức ăn công nghiệp; tuy nhiên giá cả thị trường không ổn định,giá thức ăn ngày càng tăngnên hiệu quả kinh tế mang lại từ nghề nuôi ếch chưa nhiều cho các hộ nuôi. Vì vậy, để nghề nuôi ếch Thái Lan phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao, vấn đề cấpthiết hiện nay là nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, từ đó giảm chi phí thức ăn và hạn chế chất thải vào môi trường.

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9năm 2020 đến tháng 2 năm 2021 tại Trại Thực  nghiệm Thủy  sản,  Trường  Đại  học Tiền Giang.

Nghiên cứu này nhằm tìm ra phương pháp cho ăn gián đoạn thích hợp nhất để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm chi phí thức ăn trong nuôi thương phẩm ếch Thái Lan (Rana tigerina). Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, bao gồm NT -đối chứng (cho ănliên tục); NT2:1 (cho ăn 2 ngày và gián đoạn 1 ngày); NT4:1 (cho ăn 4 ngày và gián đoạn 1ngày); NT6:1 (cho ăn 6ngày và gián đoạn 1 ngày). Ếch thí nghiệm (khối lượng 18,3 g) được nuôi trong bể composite (500 L/bể) với mật độ 60 con/bể và cho ăn 3 lần/ngày (8 giờ, 17 giờ và 20 giờ) bằng thức ăn công nghiệp 35% đạm (Ranalis). Sau 60 ngày nuôi, nghiệm thức NT6:1 đạt tăng trưởng cao nhất (tăng trưởng là 106,7 g; tốc tộ tăng trưởng tuyệt đối là 1,78 g/ngày) và không khác biệt so với NT -đối chứng (p>0,05). Tuy nhiên, hệ số chuyển hóa thức ăn ở NT6:1 (1,17) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với NT -đối chứng (p<0,05). Tỷ lệ sống dao động từ 83,9 -88,9% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Chi phí thức ăn cho 1 kg ếch tăng trọng ở nghiệm thức NT6:1 đã giảm được 17,5% so với NT -đối chứng. Như vậy, nghiệm thức cho ăn 6 ngày và gián đoạn 1 ngày có thể ứng dụng trong nuôi ếch Thái Lan thương phẩm.

dtphong

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6 (1) 2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài