SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) giống ương trong hệ thống tuần hoàn

[27/07/2022 15:44]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Lý Văn Khánh, Cao Mỹ Án, Trần Nguyễn Duy Khoa, Trần Ngọc Hải - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

 

Ảnh minh họa

Cá  Chim  Vây  Vàng  (Trachinotus blochii Lacepède,  1801)  là  loài  phân  bố rộng ở vùng biển nhiệt đới, Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia và miềnNam  Trung  Quốc.  Ở  Việt  Nam,  cá phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ (Trần Ngọc Hải và cs.,  2017; Nguyễn  Kim  Độ  và  cs.,  2004).  Cá  Chim Vây Vàng sống ở tầng giữa và tầng trên mặt nước, ưa hoạt động, dễ nuôi, có khả năng nuôi với mật độ cao trong lồng hoặc trong ao ở thủy vực nước lợ và nước mặn (Trần Ngọc Hải và cs., 2017). Giai đoạn nhỏ cá sống theo đàn ở các vùng nước ven bờ hoặc vùng nước lợ gần cửa sông, cá trưởng thành sống đơn độc ở các rạn đá, san hô (Hardy, 2003). Cá  Chim  Vây  Vàng  là  loài  rộng muối, có thể sống ở độ mặn 2-45‰, dưới 20‰ cá sinh trưởng nhanh như ở độ mặn cao  tốc  độ  sinh  trưởng  của  cá  chậm  hơn (Allen và cs., 1970). Cá thích nghi với môi trường có độ mặn cao từ 30-32‰ và cũng có thể sống ở độ mặn 5‰ (Juniyanto, 2008). Theo Gilbert và cs.(1986), ở giai đoạn nhỏ cá có thể sống ở độ mặn 9-50‰, ở giai đoạn trưởng thành cá sống ở độ mặn 30-37‰. Cá  Chim  Vây  Vàng  đã  được nuôi nhiều ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, riêng  ở  Đồng  bằng  sông  Cửu  Long (ĐBSCL)chỉ  mới  được  nuôi  dạng thử nghiệm  với  nguồn  giống  từ  miền  Trung. Việc phát triển nuôi cá Chim Vây Vàng ở ĐBSCL sẽ góp phần khai thác được nhiều tiềm năng diện tích mặt nước, mở rộng và đa dạng tượngươngnuôi. Tuy nhiên, ở điều kiện ĐBSCL nơi có diễn biến độ mặn phức tạp và thay đổi bất thường theo mùa và tùy từng vùng (Lê Xuân Định và cs., 2016), và hiện tại cũng chưa có các nghiên cứu ương nuôi cá Chim Vây Vàng ở vùng ĐBSCL. Vấn đề con giống cá Chim Vây Vàng tại địa phương có kích cỡ phù hợp với các loại hình nuôi và với điều kiện môi trường ở ĐBSCL thì  việc  nghiên  cứu  ương  cá  Chim  Vây Vàng ở các độ mặn nhằm tìm ra độ mặn phù hợp là thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, việc áp dụng ương cá trong hệ thống tuần hoàn giúp là ổn định môi trường nước ương nhờ hệ thống lọc sinh học, đặc điểm cơ bản của hệ thống lọc tuần hoàn là dùng bể lọc sinh học để lọc nước thải ra từ bể ương và tái sử dụng. Hệ thống lọc tuần hoàn đơn giản khi vận hành và tiết kiệm được nước và công lao động có thể áp dụng cho các vùng hạn chế về nguồn nước mặn tạo điều kiện phát triển  đối  tượng  cá  Chim  Vây  Vàng  ở ĐBSCL.

Thí nghiệm ương cá Chim Vây Vàng (Trachinotus blochii) với các độ mặn khác nhau trong hệ thống tuần hoàn được thực hiện tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 5/2019 đến tháng 6/2019. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức độ mặn khác nhau: 10, 20 và 30‰, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Cá giống có khối lượng 0,7 g/con, được bố trí ương trong bể nhựa 500 L với hệ thống tuần hoàn, mật độ ương 60 con/m3và sục khí liên tục. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có 44% đạm với tỷ lệ khoảng 15% tổng khối lượng cá và được điều chỉnh theo nhu cầu ở tất cả các nghiệm thức.

Kết quả sau 30 ngày ương, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 10‰ (0,18 g/ngày và 7,24 %/ngày) và nghiệm thức 20‰ (0,18 g/ngày và 7,20 %/ngày) cao khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 30‰ (0,15 g/ngày và 6,75 %/ngày). Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức 10‰ (99,2%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở tất cả các nghiệm thức. Ương cá Chim Vây Vàng trong hệ thống tuần hoàn tốt nhất ở độ mặn 10‰.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6 (1) 2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ