Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn staphylococcus aureusphân lập từ lợn nuôi ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Văn Chào, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Trần Thị Na, Lê Minh Đức, Bùi Ngọc Bích - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.
Ảnh minh họa
Trong tình hình dịch bệnh trên động vật diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát thì việc sử dụng các loại thuốc (vaccine, kháng sinh (KS) và thuốc sát trùng) là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc thú y không hợp lý sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, gia tăng tình trạng kháng thuốc, tồn dư thuốc, gây ô nhiễm môi trường (Dương Thị Toàn và Nguyễn Văn Lưu, 2015). Trong chăn nuôi, việc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau trong đó có KS là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng KKS của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh (Holmer và cs., 2019; Zhang và cs., 2019). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng KS trong chăn nuôi lợn như quy mô, kiến thức của người chăn nuôi,…
Mức độ kháng kháng sinh (KKS) của vi khuẩn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có việc sử dụng kháng sinh (KS) không hợp lý trong chăn nuôi. Mục tiêu của nghiên cứu này mô tả được tình hình sử dụng KS trong chăn lợn và đánh giá mức độ KKS của vi khuẩn Staphylococcus aureus(S. aureus). Các hộchăn nuôi lợn ở 2xã thuộc thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã được chọn ngẫu nhiên để điều tra tình hình sử dụng KS trong chăn nuôi lợn. Vi khuẩn S. aureusđược phân lập từ mẫu dịch mũi của lợn được sử dụng đánh giá mức độ KKS bằng phương pháp khuếch tántrên đĩa thạch.
Nghiên cứu này tập trung vào các nội dung: (1) Mô tả tình hình sử dụng KS trong chăn nuôi lợn; (2) Phân lập vi khuẩn S. auresustừ lợn nuôi tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và (3) Đánh giá mức độ KKS của vi khuẩn S. auresusphân lập được.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, KS được sử dụng vào cả hai mục đích phòng bệnh (10/33 hộ; 30,30%) và điều trị bệnh (16/33 hộ; 48,48%). Có 56/69 (81,20%) mẫu dịch mũi lấy từ lợn dương tính với vi khuẩn S. aureus. Tỷ lệ cao các chủng S. aureus phân lập được kháng lại oxytetracycline (86,67%); oxacillin, doxycycline và linezolid (73,33%); và cefotaxime (40,00%). Đa số các chủng S. aureusphân lập được (93,33%) kháng lại ít nhất 1 loại KS. Tỷ lệ cao các chủng (86,67%) thể hiện tính đa kháng thuốc, đặc biệt có tới 7 chủng phân lập được đồng thới kháng lại 6 loại KS khác nhau. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý, cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi có định hướng sử dụng KS hợp lý nhằm hạn chế tình trạng KKS của vi khuẩn S. aureus gây bệnh trên cả người và vật nuôi.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6 (1) 2022