SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu rau kinh giới (elsholtzia ciliata)

[02/08/2022 17:08]

Nghiên cứu do đồng tác giả Trần Thanh Quỳnh Anh, Võ Thị Thu Hằng - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Kinh giới (Elsholtzia  ciliata) là một loại  cây  thảo  thuộc  họ  Lamiaceae,  có khoảng 40 loài kinh giới trên thế giới phân bố chủ yếu ở Đông Á, Châu Phi, Bắc Mỹ, và một số quốc gia Châu Âu. Ở Việt Nam, có  nhiều  loài  thuộc  chi Elsholtziađược nghiên cứu và ứng dụng làm thực phẩm và dược phẩm. Theo y học hiện đại, kinh giới thúc  đẩy  tuyến  mồ  hôi  phân  tiết  giải  co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Phúc Đạt và cs. (2017) thành phần hóa học có trong dịch chiết của cây kinh giới được gieo trồng ở Việt Nam phân tích bằng GC-MS nhận biết được 34 hợp chất với 7 axit   béo, 4   flavonoid,   20   terpenoid   và steroid  và  một  số  hợp  chất  khác.  Thành phần chính gồm terpenoid và steroid như phytol (35,42%), β-sitosterol  (15,18%)  và nerolidol (9,07%). Trong đó, có nhiều chất có hoạt tính kháng khuẩn tốt, có khả năng kháng oxy hóa, kháng viêm được ứng dụng nhiều trong công nghiệp dược phẩm. Bên cạnh đó, theo Guo và cs. (2012), các hợp chất chiết xuất và các hợp chất tinh khiết có trong cây kinh giới có khả năng kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và  một  số  hoạt  động  khác.

Rau kinh giới thu mua ở xãPhúMậu, huyệnPhú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hóa chất và thiết bị gồmbộ chưng cất tinh dầu nhẹ  Clevenger,  tủ  sấy,  cân  phân  tích  độ chính  xác  0,001g,  thiết  bị  nung,  Na2SO4khan, ethanol 96O, dung dịch KOH 0,1N và 0,5N,  dietyl  ether,  H2SO4đặc,  dung  dịch HCl  0,5N,  dung  dịch  I20,1N,  dung  dịch phenolphthalein,  hóa  chất  và  thiết  bị  cần thiết khác.

Rau kinh giới trồng ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi thu hoạch, lá và thân được xay nhuyễn và chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước theo Dược điển Việt Nam IV (2009). Quá trình nghiên cứu tách chiết tinh dầu kinh giới sử dụng 150 g kinh giới tươi được xay mịn và phối trộn với nước theo các tỷ lệ khác nhau để thu tinh dầu, thí nghiệm được tiến hành với 03 lần lặp  lại.  Sử  dụng  thiết  bị  chưng  cất Clevenger, mẫu nguyên liệu/nước được gia nhiệt cho đến khi hỗn hợp sôi, hơi nước tạo thành sẽ lôi cuốn tinh dầu đi lên. Hỗn hợp hơi lỏng tiếp tục vào hệ thống làm nguội và ngưng tụ. Thu hồi tinh dầu bằng phương pháp bổsung muối khan Na2SO4với hàm lượng 5% khối lượng/thể tích tinh dầu. Các thông số kỹ thuật trong quá trình tách chiết được khảo sát bao gồm:

-Thời  gian  trích  ly:  Nguyên  liệu được xay mịn, phối trộn với dung môi với tỉ lệ  nguyên  liệu  /dung  môi  (w/v)  là  1/3. Chúng tôi tiến hành khảo sát thời gian trích ly từ 1 đến 4 giờ, từ đó chọn thời gian thích hợp để thu hồi hàm lượng lớn tinh dầu trong rau kinh giới.-Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (w/v): tỷ lệ nguyên liệu (g)/dung môi (ml) được khảo sát lần lượt là 1/1,1/2,  1/3,  1/4,  1/5, 1/6 và 1/7, các hỗn hợp này được chưng cất ở  100oC  với  thời  gian  đã  khảo  sát  ở  thí nghiệm trên. Tỷ lệ thích hợp được lựa chọn dựa vào hàm lượng tinh dầu thu được.

Nghiên  cứu  chỉ  ra  rằng  thời  gian chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu 3 giờ và tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/3 (g/mL) thu được lượng tinh dầu cao nhất. Thành phần tinh dầu rau kinh giới có chứa một số hợp chất chính nhưtrans-limonene   oxide,   trans-caran,   4,5-epoxi,    verbernol,    citral,    bicycloemene, isoterpinolene. Trong đó, verbernol chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 28,87%, citral chiếm 23,65% và  isocaryophylene  chiếm  đến  22,08%. Tinh dầu rau kinh giới có hoạt tính kháng khuẩn  mạnh  đối  với 02  chủng  vi  khuẩnSalmonellavà E.coli. Cụ  thể  đối  với Salmonelakích thước vòng kháng khuẩn là 22,67  mm,  với E.colikích  thước  vòng kháng khuẩn là 22,00 mm tương ứng với thể tích tinh dầu là 50 μL. Kết quả nghiên cứu này có thể làm cơ sở cho các phân tích khác liên quan đến tinh dầu rau kinh giới.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6 (1) 2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ