SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu dự đoán số hộ và thời gian chấp nhận mô hình trồng cây hoa atiso đỏ tại xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

[05/08/2022 15:20]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Thị Hồng Phương, Lê Thị Thùy Linh - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, Bùi Thị Minh Hà - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên thực hiện.

Ảnh minh họa

Hiện nay, việc chấp nhận và áp dụng các kỹ thuật hay các mô hình sản xuất nông nghiệp mới (có thể được gọi là thực hành nông nghiệp mới) đang gặp phải một số khó khăn đặc biệt các cán bộ làm khuyến nông không thể dự đoán được bao nhiêu hộ áp dụng và khoảng bao lâu sau họ sẽ chấp nhận các thực hành nông nghiệp mới đó (Ekboir, 2003). Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc quy hoạch cũng như lựa chọn các khoản đầu tư tiềm năng để mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hay điều chỉnh các chính sách liên quan đến việc áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới (Pannell và cs., 2006). Với nhu cầu ngày càng cần phải rõ ràng hơn trong việc dự xác định các kỹ thuật hay các mô hình sản xuất nông nghiệp mới tiềm năng cũng như hoạch định chính sách hiệu quả, việc dự đoán số người và khoảng thời gian chấp nhận là rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh phát triển kinh tế theohướng  liên  kết  và  hợp  tác  (Foran  và  cs., 2014) và là tiền đề cho các đơn vị trong lĩnh vực nông nghiệp tìm kiếm những đổi mới về kỹ thuật sản xuất, hiệu quả sản xuất và cả vấn đề  về  thị  trường  sản  phẩm  nông  nghiệp (Wigboldus và cs., 2016).

Để áp dụng các kỹ thuật hay các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các nhà nghiên cứu thường thực hiện rất nhiều thửnghiệm sâu về kỹ thuật trước khi đưa vào áp dụng. Nhưng đểđảm bảo tính khảthi khi áp dụng các kỹ thuật đó vào thực tếthì việc dựđoán bao nhiêu người áp dụng và khoảng bao lâu sau người dân sẽchấp nhận các kỹ thuật đó là một vấn đề hết sức quan trọng. Do vậy nghiên cứu được tiến hành với mục đích áp dụng phương pháp ADOPTđểxác định và dựđoán được sốngười và thời gian chấp nhận mô hình nông nghiệp trong trường hợp mô hình trồng hoa Atiso tại xã Phong An. Các phương pháp thu thập số liệu trong đềtài bao gồm: phỏng vấn hộ(n=77), phỏng vấn sâu (n=10), và thảo luậnnhóm (n=2) các hộ trồng cây hoa atisođỏ. Số liệu nghiên cứu thu được từ quá trình điều tra được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel 2019 và phân tích ADOPT.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sau thời gian 11,6 năm thì có tới 67% người chấp nhận hoàn toàn mô hình trồng cây hoa atiso đỏ.Để nâng cao số người và thời gian chấp nhận mô hình trồng cây hoa atiso đỏ của các nông hộtrên địa bàn xã, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về thu nhập, kỹ thuật, thị trường cũng như chính sách từ chínhquyền địa phương.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (3) 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài