SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng đất ngập nước nhân tạo nền xỉ than tổ ong kết hợp trồng cỏ voi

[05/08/2022 15:57]

Kim Lavane, Phạm Văn Toàn - Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên -Trường Đại học Cần Thơ, Nguyễn ThịHoàng Hạnh - Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang thực hiện.

Ảnh minh họa

Nước thải sinh hoạt nếu không được xử  lý  phù  hợp  có  thể  gây  ô  nhiễm  môi trường  và  ảnh  hưởng  đến  sức  khỏe  con người cũng như môi trường sinh thái. Theo báo cáo đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới hầu hết nước thải sinh hoạt khu vực đô thị được xả thải trực tiếp vào môi trường qua hệ thống thoát nước bề mặt và chỉ có 10%  lượng  nước thải  được  xử  lý (World Bank, 2013). Việc xử lý nước thải sinh hoạt các khu vực nông thôn càng bất cập hơn do mật độ dân số thấp nên phát sinh khó khăn về hệ thống thu gom nước thải.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu suất của đất ngập nước (ĐNN) nhân tạo dòng chảy ngầm theo phương ngang (HSSF) và phương đứng (VF) có vật liệu nền là xỉ than tổ ong và trồng cỏ voi. Thí nghiệm được tiến hành trên mô hình phòng thí nghiệm với lưu lượng nạp của nước thải sinh họat là 85 lít/ngày. Tải lượng nạp BOD5, COD, TN, TP vào mô hình lần lượt là 7,47 g/m2.ngày, 3,17 g/m2.ngày, 1,43 g/m2.ngày, 0,12 g/m2.ngày.

Kết quản ghiên cứu cho thấy nồng độcác chỉtiêu ô nhiễm sau xửlý giảm đáng kểvà đạt loại A theo QCVN 14:2008/BTNMT trong cảhai mô hình HSSFCW và VFCW. Hiệu suất xửlý của HSSFCW và VFCW đối với các chỉtiêu lần lượt là SS: 88,7% và 92,4%; BOD5: 95,3% và 92,6%; COD: 94,3% và 92,6%; TN: 54,1% và 47,5%; N-NO3-: 38,4% và 33,6%; TP: 73,5% và 63,2%; P-PO43-: 87,6% và 59,7%. Nhìn chung, mô hình HSSFCW có hiệu suất loại bỏcác chất ô nhiễm tương đối cao hơn mô hình VFCW, ngoại trừchỉtiêu SS. Cỏvoi phát triển tốt và cho sinh khối cao trong thí nghiệm. Từkết quảnghiên cứu cho thấy xỉ than tổong có thể tái sử dụng làm chất nền trong ĐNN nhân tạo dòng chảy ngầm. Bên cạnh đó, cỏvoi có thểtrồng trong hệthống ĐNN dòng chảy ngầm xửlý nước thải sinh hoạt.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (3) 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ