SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đa dang di truyền của 120 giống/dòng đậu nành (Glycine max (l.) merr.) bằng chỉ thị phân tử SSR

[05/08/2022 16:07]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Huỳnh Kỳ, Nguyễn Lộc Hiền, Văn Quốc Giang, Nguyễn Văn Mạnh, Chung Trương Quốc Khang, Trần In Đô, Nguyễn Châu Thanh Tùng - Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Ảnh minh họa

Đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) là cây họ đậu đóng vai trò quan trọng trên thế giới, đây là một  trong  những  nguồn  cung cấp protein và dầu  (khoản 40% protein và 20%  dầu  thực  vật) cho người và động  vật (Ibanda và cs., 2018), do đó đậu nành được trồng  phổ biến trên thế giới. Ở Việt  Nam, ước  tính  khoảng  100  nghìn  ha  đậu  nành được canh tác vào năm 2017, với sản lượng khoảng 157 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2020).  Tuy  nhiên,  diện  tích  canh  tác  đậu  nành bị thu hẹp lại còn khoảng 55 nghìn ha vào năm 2018 (Tổng  cục  thống kê, 2020), nguyên do diện tích đất nông nghiệp mất đi, thêm  vào  đó  đậu  nành  còn  là  cây  trồng không mang lại giá trịkinh tếcao so với các loại  cây  trồng  khác,  do  đó  việc  cải  tiến giống đậu nành là thiết  yếu  cho  việc phát triển loại cây trồng này. 

Nghiên cứu đa dạng di truyền nhằm mục đích tìm ra mối quan hệgiữa các kiểu gen trong tập đoàn giống/dòng cây trồng, từ đó có thểđưa ra chiến lược chọn tạo giống, cải thiện nguồn gen. Nghiên cứu này đã sửdụng 09 chỉ thị phân tử SSR để đánh giá mức độ đa dạng di truyền của 120 giống/dòng đậu nành (Glycine max(L.) Merr.) đang được bảo tồn tại ngân hàng giống trường Đại học Cần Thơ. Kết quảđiện di sản phẩm PCR bằng 09 chỉt hị phân tử SSR thu được 52 phân đoạn và tất cả 52 phân đoạn đều có tỷ lệ đa hình trung bình cao (100%). Chỉ số PIC dao động  từ0,05 (satt596) đến  0,46 (satt009), với giá trị trung bình là 0,21. Cây phả hệ được xây dựng dựa trên 09 chỉ thị SSR bằng phân tích nhóm UPGMA phân các mẫu thành 11 nhóm chính với hệ số di truyền trung bình là 0,7 và hệ số tương đồng dao động từ 0,47-0,87. Kết quả này cho thấy bộ sưu tập 120 giống/dòng đậu nành rất đa dạng về bản chất di truyền và có thể dùng làm vật liệu ban đầu cho công tác chọn tạo giống đậu nành trong tương lai.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (3) 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài