SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phát triển chăn nuôi bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao: khai thác lợi thế -Hạn chế rủi ro

[05/08/2022 16:22]

Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Xuân Trạch - Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Ảnh minh họa

Các hệ thống nông nghiệp trên thế giới đã được hình thành và phát triển trong suốt thời gian dài của lịch sử gắn liền với sự phát triển của công nghệ. Nông nghiệp được phát triển từ nông nghiệp nguyên thuỷ, nông  nghiệp thủ công, nông nghiệp cơ khí hoá, điện  khí  hóa  và  tự  động  hoá  đến  nông nghiệp thông minh (Đỗ Kim Chung, 2021). Khoảng  10 -12  ngàn  năm  trước  Công Nguyên, con người đã chuyển từ săn bắt và hái lượm sang chăn nuôi và trồng trọt để chủ động tự túc lương thực -thực phẩm; vào cuối  TK  XVIII,  cuộc  Cách  mạng  công nghiệp lần thứ nhất (cơ giới hóa) diễn ra nhờ sự ra đời của máy móc cơ giới và kết quả là các hoạt động nông nghiệp cũng được cơ giới hóa làm tăng năng suất lao động và có sản phẩm nông nghiệp thặng dư để thương mại hóa; đến cuối TK XIX đầu TK XX, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (điện khí hóa) diễn ra nhờ sự ra đời của động cơ điện nên ngành chăn nuôi cũng được điện khí hóa và sản xuất sản phẩm hàng loạt; cuối TK XX cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (số hóa) thì cuộc Cách mạng Xanh (trong trồng trọt) và Cách mạng Trắng (trong chăn nuôi) đã làm tăng vượt bậc năng suất cây trồng và vật nuôi, góp phần đẩy mạnh việc phát triển các hệ thống nông nghiệp thâm canh; và gần đây từ đầu TK XXI cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghệ 4.0) trên cơ sở ứng  dụng  kết  hợp  nhiều  công  nghệ  mới đang  cho  phép  phát  triển  một  nền  nông nghiệp  thông  minh  (smart  agriculture) không chỉ cho phép tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững với rủi ro thấp nhất (Nguyễn Xuân Trạch, 2017).

Nghiên cứu xu hướng tất yếu của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Do những hạn chế đe dọa sự phát triển bền vững của cả hệ thống chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công nghiệp, ngành chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam đã được hiện đại hóa gắn với phát triển khoa học và công nghệ theo hướng thông minh. Phần lớn các ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi như dinh dưỡng, chuồng trại và thú y đã được áp dụng nhằm góp phần tăng tiềm năng sản xuất và hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên, nó vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế -xã hộinhư sức khỏe con người, sinh kế của nông dân, sự thịnh vượng của cộng đồng nông thôn, các giá trị văn hóa xã hội cũng như các mối quan tâm về môi trường và phúc lợi động vật. Do đó, cần áp dụng các biện pháp thông minh trong việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và bao trùm.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (3) 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài