Đánh giá in vitro khả năng kháng vi-rút gây bệnh đốm trắng của các loại cao chiết trên mô hình tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu do nhóm tác giả Bùi Thị Thanh Tịnh,Trần Phạm Vũ Linh, Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Quân, Ngô Huỳnh Phương Thảo - Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Liêu Bảo Nam, Lại Minh Tín - Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Ảnh minh họa
Từ những năm đầu thập niên 90, Việt Nam đã xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Thủy sản Việt Nam đứng thứ ba thế giới về nuôi trồng, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu, với 165 thị trường trên thế giới. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2020 đạt trên 8,4 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019.Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2020 xuất khẩu tôm của Việt Nam ước đạt gần 3,7tỉUSD, tăng gần 11% so với năm 2019.
15 loại thảo dược đưng (Rhizophora mucronate), dà vôi (Ceriops tagal), ổi (Psidium guajava), cỏ mực (Eclipta prostrata), diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria), trầu không (Piper betle L), mấm trắng (Avicennia marina), cóc trắng (Lumnitzera racemosa), đước (Rhizophora apiculata), cỏ đuôi gà (Cyanodon dactylon), bạch chỉ (Angelica dahurica), khổ qua (Monordica charanita), ô rô hoa tím (Acanthus ilicifolius), xuyên tâm liên (Andrographis paniculata), riềng (Alpinia officinarum) được mua tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tấn Phát (thành phố Hồ Chí Minh). Cao chiết được tạo ratheo phương pháp chiết ngâm của Vongsak và cs.(2013) và được bảo quản ở 4oC.
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) 15 ngày tuổi được chuyển từ Vũng Tàu (Việt Nam) về phòng thí nghiệm của Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh. Tôm nuôi thí nghiệm được kiểm tra mầm bệnh của một số bệnh phổ biến trên tôm như bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnhhoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) và bệnh Taura (TSV) trước khi thả nuôi trong hệ thống lọc tuần hoàn, với mật độ thả là 1.500 con/m3. Tôm được cho ăn 4 lần/ngày với các loại thức ăn phù hợp theo từng độ tuổi. Các chỉ tiêu môi trường được theo dõi nhằm đảm bảo luôn nằm trong khoảng tiêu chuẩn cho phép như pH 7,8 -8,0; độ mặn 10 -20 ‰; độ kiềm 50 -120 mg L-1; NO2-~ 5 mg L-1). Khi tôm đạt trọng lượng từ 1 đến 1,5 g sẽ được sử dụng cho thử nghiệm (Vu Linh và cs., 2018).
Dịch vi rút đốm trắng được thu nhận theo phương pháp của Sudheer và cs.(2011b). Mẫu tôm bị bệnh đốm trắng được thu phần mang và phần mềm của đầu ngực, tương đương 500 mg và được đồng nhất với 1,5 mL PBS (8 g NaCl/0,2 g KCl/1,15 g Na2HPO4/0,2 g KH2PO4/100 ml nước vô khuẩn) bằng chày và cối trong điều kiện đá lạnh. Dịch đồng nhất trên được ly tâm bằng máy (5424R, Eppendorf, Đức) ở thông số 8200xg/4oC/20 phút, sau đó dịch nổi sau ly tâm chứa vi rút đốm trắng được lọc qua màng lọc Ф0,22 μm (Whatman, Anh) và bảo quản ở tủ -20oC (Panasonic Healthcare, MDF-U334, Nhật Bản). Dịch vi rút đốm trắng được định lượng bằng phương pháp pha loãng với đệm PBS trước khi được tiêm vào tôm (Sudheer và cs.,2011b).
Vi-rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) là tác nhân lây nhiễm và gây tử vong hàng loạt trên tôm nuôi nước lợ. Nghề nuôi tôm hiện nay thường sử dụng hóa chất và kháng sinh để điều trị và kiểm soát nhiều loại bệnh trong đó có bệnh đốm trắng, việc này gây nhiều trở ngại cho xuất khẩu và tiêu dùng. Có rất nhiều nghiên cứuđã cho thấy tác dụng của nhiều loại thảo dược giúp phòng trị bệnh đốm trắng trên tôm. Trong nghiên cứu này, 15 loại cao chiết thảo dược đã được đánh giá độ độc tính và khảo sát in vitrokhả năng kháng WSSV trên mô hình tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp tiêm. Kết quả khảo sát độc tính cho thấy, hầu hết các cao chiết là an toàn khi tiêm vào tôm ở nồng độ 0,25 mg/mL, trong đó 5loại thể hiện độc tính cao, 4loại thể hiện độc tính trung bình và 6loại an toàn với tôm. Kết quả đánh giá in vitrocho thấy đưng, dà vôi, ổi, mấm trắng, cỏ mực, đước, cốc trắng và diệp hạ châu có hoạt tính kháng WSSV tốt nhất ở nồng độ khảo sát 0,0025 mg/mL. Những kết quả này tạo tiền đề cho các khảo sát in vivokhả năng kháng WSSV của 8 loại cao chiết thảo dược nhằm tìm ra các loại cây thảo dược tiềm năng trong phòng trị bệnh đốm trắng trên tôm.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (3) 2021