Ảnh hưởng của bón vôi và phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống dưa hấu TN522 trên đất phèn tại tỉnh Hậu Giang
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Ngọc Hữu, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Quốc Khương, Võ Quang Minh - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Ảnh minh họa
Việc chuyển đổi sang trồng cây màu trên nền đất lúa kém hiệu quả đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho nông dân (Nguyễn Duy Cần và cs., 2009). Tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nông dân đã và đang chuyển đổi theo các mô hình này. Trong đó,dưa hấu là loại cây trồng được người dân ưu tiên lựa chọn (Cao Đức Tâm, 2018). Giống dưa hấu TN522 là giống dưa ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt và dễ dàng tiêu thụ tại Phụng Hiệp. Đất tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang nằm trong vũng phèn trũng sông Hậu (Vo Tong Xuan và Matsui, 1998) với đặc tính đất phèn thường có pH thấp, và nhiều độc chất sắt (Fe2+), nhôm (Al3+) (Khuong và cs.,2017), gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng.
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của bón vôi và phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của dưa hấu TN522 (Citrullus lanatus). Thí nghiệm được thực hiện trên đất phèn tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm bốn nghiệm thức(NT)vàba lần lặp lại. Trong đó, nghiệm thức đối chứng là bón phân theo nông dân (NT1), nghiệm thức NT2 bón bổ sung vôi 800 kg/ha, nghiệm thức NT3 bón bổ sung phân hữu cơ 2.000 kg/ha và nghiệm thức NT4 bón bổ sung vôi 800 kg/ha kết hợp với phân hữu cơ vi sinh 2.000 kg/ha.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón bổ sung vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh giúp tăng năng suất dưa hấuTN522 so với bón bổ sung vôi hoặc phân vi sinh hữu cơ riêng lẻ, làm tăng lợi nhuận theo thứ tự 13,8% so với bón phân theo nông dân không bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh. Để làm tăng năng suất và lợi nhuận của dưa hấu trên đất phèn cần bón phân vô cơ có bổ sung 800 kg vôi kết hợp với 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh/ha.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (2) 2021