SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất các sản phẩm thủ công của hộ gia đình tại làng nghề đệm bàng phò trạch, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

[08/08/2022 16:43]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Cao Úy, Nguyễn Thiện Tâm, Lê Văn Nam, Nguyễn Ngọc Truyền, Dương Ngọc Phước, Nguyễn Trọng Dũng, Lê Việt Linh - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Nghề thủ công truyền thống là một loại hình ngành nghề sản xuất phổ biến và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngành nghề thủ công của một quốc gia trưng bày lịch sử văn hóa nghệ thuật văn hóa  phong  phú  của  quốc  gia  đó  (Kaur, 2011). Trên thế giới cũng như ở nước ta, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nghề thủ công truyền thống. Chẳng hạn như Fabeil và cs.(2014) cho rằng nghề thủ công truyền thống là những nghề tạo ra các sản phẩm làm bằng tay có tính thu hút về nghệ thuật và văn hóa từ nhữngvật liệu, thiết kế và tay nghề  của  người  lao  động. Trong  khi  đó, Rogerson lại cho rằng nghề thủ công phải có tối thiểu 80% giá trị thành phẩm được làm bằng tay từ các nguyên liệu khác nhau như sợi tự nhiên, đất sét, tre, gỗ hoặc các vật liệu  tái  chế  (Redzuan  &  Aref,  2009).  Ở nước ta, khái  niệm  nghề  thủ  công truyền thống đó là nghề sản xuất hoàn toàn hay một phần bằng chân tay những vật dụng trang trí, tiêu dùng, đòi hỏi các kỹ năng tay chân và kỹ năng nghệ thuật, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,thường áp dụng trong sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ. Nghề thủ công thường được chia thành nhiều lĩnh vực như: văn hóa tinh thần; sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng; chế biến lương thực thực phẩm... (Trần Minh Yến, 2003). Phát triển các làng nghề và các nghề thủ công truyền thống ở nông thôn đang là chủ trương chung của cả nước và là hướng đi tích cực để góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, khai thác các nguồn lực địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và bảo tồn các giá trị vănhóa cũng như phát triển du lịch ở các khu vực nông thôn nước ta hiện nay.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động đến sản xuất các sản phẩm thủ công làm từ cây cỏ Bàng (Lepironia actiulata) thông qua phỏng vấn những người am hiểu cùng 60 hộ gia đình tại làng nghề Đệm Bàng Phò Trạch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản phẩm đệm bàng được sản xuất bởi các hộ cá thể với khoảng 1,21 lao động/hộ, chủ yếu là lao động nữ lớn tuổi. Sản phẩm chính của làng gồm chiếu (khổ từ 1,2 -1,6 m), đệm, chẹ và các sản phẩm mỹ nghệ. Trong số các sản phẩm này, đệm, chẹ và chiếu kích thước nhỏ là phổ biến nhất và chủ yếu được tiêu thụ bởi những người thu gom nhỏ. Chi phí sản xuất, giá bán và thu nhập từ một đơn vị sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu, độ dày bền và độ tinh xảo. Làng nghề Đệm Bàng Phò Trạch được duy trì và phát triển được nhờ tính truyền thống, nguồn nguyên liệu sẵn có, khả năng tạo thu nhập ổn định, phù hợp với người già và phụ nữ. Trong khi đó, sản xuất đệm bàng cũng đang gặp nhiều yếu tố cản trở như khó sản xuất nguyên liệu đầu vào, thiếu lao động kế thừa, thị trường tiêu thụ nhỏ, thu nhập và năng suất lao động thấp, thiếu hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (2) 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài