SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu chọn cây trội và nhân giống keo lai (acaciahybrid) từ rừng trồng được tuyển chọn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

[08/08/2022 16:50]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Cường, Trần Thị Thúy Hằng, Nguyễn Lan Phương - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Cải thiện giống cây rừng là một trong những khâu rất quan trọng và quyết định đến  sự  thành  công  của  một  chương trình trồng  rừng.  Trong  đó,  chu  trình  cải thiện giống của một loài cây phải được tiến hành thường xuyên và liên tục để ngày càng nâng cao  năng  suất,  chất  lượng  và  khả  năng chống  chịu  của  giống  cây  trồng.  Thực  tế công tác cải thiện giống được áp dụng cho nhiều loài cây bản địa và cây nhập nội ở những mức độ nhất định. Một số nghiên cứu chọn giống và nhân giống keo lá liềm và keo tai tượng phục vụ trồng rừng gỗ lớn (Bộ Khoa  học  và  Công  nghệ  (Bộ KH&CN), 2017), bạch đàn hay một số loài cây bản địa như thông nhựa, thông caribê, lát hoa, giáng hương, bách xanh... (Lê Đình Khả,2003) bước đầu mang lại nhiều kết quả khả quan và  góp  phần  cung  cấp  tập  đoàn  loài  cây phục vụ trồng rừng ở Việt Nam.

Rừng trồng keo lai hiện nay giảm về năng suất và sản lượng do nhiều giống sử dụng lâu năm và bị thoái hóa nghiêm trọng. Nghiên cứu chọn tạo giống cây keo lai từ rừng trồng chất lượng tốt tuyển chọn ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục tiêu chọn lọc được một số cây trội, áp dụng phương pháp trẻ hóa và giâm hom để tạo vật liệu phục vụ nhân giống đại trà đồng thời phục vụ khảo nghiệm dòng vô tính.

Kết quả nghiên cứu đã đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, tính toán độ vượt theo các chỉ tiêu chọn lọc để xác đinh cây keo lai trội trên hiện trường. Cây trội ở rừng trồng 5 năm tuổi phải có HVNtối thiểu 18,4m và D1.3đạt trên 14,2cm; cây trội chọn trên rừngtrồng 7 năm tuổi phải có HVNtrên 19,3m và D1.3từ 24,1cm trở lên. Áp dụng kỹ thuật cắt cành dưới tán và cắt cụt ngọn để tạo chồi cành; sau 3-5 tuần cành cắt bắt đầu nẩy chồi, bình quân các cây trội có số lượng khoảng 175,8 chồi/cây và tỷ lệ chồi tốt đạt trên 67,0%. Vị trí cành thu hái chồi và tuổi cây mẹ có ảnh hưởng khác nhau đển tỷ lệ sống hom giâm. Trong đó, hom thu từ cành dưới tán có tỷ lệ hom giâm sống đạt 72,4% và cao hơn 17,2% so với hom thu từ cắt ngọn (tỷ lệ sống 55,2%). Hom giâm thu từ cây trội keo lai 5 năm tuổi có tỷ lệ sống đạt 71,9% và chỉ đạt 51,1% đối với hom thu từ cây trội keo lai 7 năm tuổi. Tỷ lệ sống hom giâm thu từ cây trội ở mức độ thấp, dao động từ 46,9% đến 81,1% và bình quân chỉ đạt 63%. Đây là những kết quả nghiên cứu mới, có ý nghĩa khoa học và ứng dụng trong công tác chọn tạo giống từ rừng trồng.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (2) 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài