Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc sử dụng đèn led chuyên dụng trong câu mực tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Đăng Nhật, Đỗ Thanh Tiến, Phạm Thị Thảo Hiền,Nguyễn Tử Minh, Trương Văn Đàn - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.
Ảnh minh họa
Ánh sáng trong đời sống động vật thủy hải sản có ý nghĩa như là tín hiệu thức ăn, sự tạo đàn, định hướng di chuyển,... Những loài ăn nổi, thích nước ấm và ăn sinh vật phù du thường tập trung thành đàn khá ổn định trong vùng chiếu sáng (Ngô Thị Hương Giang, 1973; Narintharangkura và cs., 1983). Chúng có tập tính di cư thẳng đứng khá rõ rệt, ban ngày tập trung ở vùng nước gần đáy, ban đêm nổi lên và phân tán hoặc tập trung. Tập tính của các đối tượng động vật thủy sản trong vùng chiếu sáng phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc trưng cho môi trường nước như nhiệt độ, độ trong, dòng chảy; cũng như thay đổi theo trạng thái sinh lý phụ thuộc vào độ chín muồi sinh dục, độ no dạ dày; hay tác động của điều kiện ngoại cảnh bao gồm ánh sáng của trăng, tiếng động,... (Thái Văn Ngạn, 2005).
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc sử dụng hệ đèn LED chuyên dụng trên các thuyền câu mực so với hệ đèn LED tự chế tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả cho thấy, chi phí trung bình của thuyền dùng đèn LED chuyên dụng (98,89± 2,47 ngàn đồng) thấp hơn thuyền dùng đèn LED tự chế (103,89± 2,17 ngàn đồng), trong khi, lợi nhuận trung bình 1 chuyến của thuyền khai thác bằng đèn LED chuyên dụng (946,8± 44,31 ngàn đồng) cao hơn đèn LED tựchế(572,4± 27,04 ngàn đồng) và tỷ suất lợi nhuận của mô hình khai thác bằng đèn LED chuyên dụng (2,04± 0,09) cao hơn so với đèn LED tự chế(1,19± 0,06). Sử dụng đèn LED chuyên dụng lượng phát thải khí CO2 hàng năm giảm trên 58 tấn CO2/năm, điều đó cho thấy hiệu quả bảo vệ môi trường cũng như là bảo vệ sức khỏe của con người khi sử dụng đèn LED chuyên dụng cao trong câu mực.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (2) 2021