SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phân lập và đặc điểm các chủng enterococcus feacalis trên cá chình hoa (Anguila marmorata) nuôi tại Quảng Bình

[09/08/2022 14:20]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Phước, Nguyễn Thị Huế Linh, Nguyễn Đức Quỳnh Anh, Nguyễn Nam Quang, Nguyễn Thị Xuân Hồng - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Cá chình hoa (Anguila marmorata) là loài cá có dinh dưỡng cao và rất có giá trị kinh tế, là loại thực phẩm được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. Ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, bên cạnh những đối tượng nuôi chủ lực như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, thì cá chình hoa là đối tượng nuôi nước ngọt có tiềm năng phát triển vì giá trị kinh tế cao. Cá chình hoa được nuôi ở tỉnh Quảng Bình từ những năm 2005 và là đối  tượng  nuôi  phổ  biến  hiện  nay.  Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu trên cá chình chủ yếu tập trung về phân bố, thành phần loài và rất ít nghiên cứu về bệnh trên cá chình đặc biệt là bệnh do vi khuẩn gây ra (Từ  Thanh  Dung  và  cs.,  2014).  Trong những năm gần đây, tại Quảng Bình đã có một số cá chình hoa chết với dấu hiệu bệnh lý do vi khuẩn gây ranhư bụng sưng to, xoang  bụng  chứa  nhiều  dịch  nhầy,  xuất huyết ở các nội quan như gan, thận, lách ....

Enterococcus là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến trên cá nuôi trên thế giới. Nghiên cứu này đã phân lập được 10 chủng Enterococcus từ 10/15 mẫu cá chình có dấu hiệu bụng sưng to và xuất huyết ở xương nắp mang. Dấu hiệu bệnh tích cho thấy gan, thận, lách bị sưng to và xuất huyết. Tất cả  các  chủng  Enterococcus  được  xác  định  là  nhóm  D  bằng  phản  ứng  ngưng  kết  kháng  nguyên Lancefield. Các chủng này khá đồng nhất về mặt sinh hoá, đều là cầu khuẩn, Gram dương, không di động, cho phản ứng oxidase và catalase âm tính, không làm tan huyết trên môi trường thạch máu.

Kết quả định danh bằng giải trình tự gen 16S rRNA cho thấy cả 10 chủng vi khuẩn phân lập được đều là Enterococcus faecalis. Nghiên cứu khả năng mẫn cảm kháng sinh cho kết quả cả 10 chủng đều kháng với ampicillin, tetracycline và oxytetracycline, trong khi đó các loại kháng sinh gentamycin, penicillin, erythromycin và ciprofloxacin đều nhạy với các chủng vi khuẩn này. Đây là nghiên cứu đầu tiên về phân lập và nghiên cứu đặc điểm sinh hóa của E. faecalisphân lập trên cá chình bị bệnh tại tỉnh Quảng Bình (nói riêng) và tại Việt Nam (nói chung).

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (2) 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài