SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Biểu hiện gen sinh cơ ở gà ri lai và Lương Phượng khi được nuôi bằng các khẩu phần có mức methionine khác nhau

[09/08/2022 15:09]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Hồ Lê Quỳnh Châu, Thân Thị Thanh Trà, Dương Thị Hương, Đinh Văn Dũng, Hồ Trung Thông - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Methionine là thành phần thiết yếu trong  trao  đổi  protein,  cung  cấp  nhóm methyl  cho  tổng  hợp  choline  và  betaine (Corzo  và  cs.,  2006; Wen  và  cs.,  2014). Ngoài ra, methionine cũng có vai trò trong sinh tổng hợp carnitine, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi lipid bằng cách thúc đẩy oxy hóa các acid béo (Nukreaw và cs., 2011). Methionine là amino acid giới hạn thứ nhất trong hầu hết thức ăn nuôi gia cầm. Việc  cung  cấp  đầy  đủ  methionine  trong khẩu phần đóng vai trò rất quan trọng nhằm tối ưu hóa sinh trưởng và năng suất thịt ở gia cầm (Wen và cs., 2017). Các dữ liệu về nồng độ methionine trong khẩu phần cho gà thịt theo khuyến cáo hiện nay thông thường là mức methionine tối thiểu nhằm đáp ứng hoạt động sản xuất nói chung (Wen và cs., 2017). Trong khi đó, các nhóm gà có tốc độ sinh trưởng khác nhau có thể có thể có nhu cầu methionine khác nhau. Do đó, chúng có thể có những phản ứng khác nhau với hàm lượng methionine trong khẩu phần (Wen và cs., 2017).

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức methionine khác nhau trong khẩu phần đến mức biểu hiện gen sinh cơ ở gà Ri lai và Lương Phượng 12 tuần tuổi. Tổng cộng 240 Ri lai và 240 gà Lương Phượng1 ngày tuổi được bố trí vào thí nghiệm 2×3 yếu tốvới 4 lần lặp lại trên 20 con gà. Ba khẩu phần có hàm lượng methionine khác nhau (thấp, trung bình, cao so với mức methionine khuyến cáo của Evonik (2010) cho nhóm gà lông màu) được sử dụng để nuôi gà. Khi gà đủ 12 tuần tuổi, tổng cộng 36 con gà ở 2 nhóm gà thí nghiệm được chọn lựa ngẫu nhiên để đánh giá khối lượng và tỷ lệ cơ ức, mức biểu hiện các gen myostatin, myf5, MEF2B trong cơ ức bằng kỹ thuật RT-realtime PCR.

Kết quả cho thấy sử dụng khẩu phần có mức methionine cao hơn 0,08% so với mức khuyến cáo của Evonik (2010) cho gà lông màu đã làm tăng đáng kể khối lượng cơ ức ở cả 2 nhóm gà Ri lai và Lương Phượng. Tăng 0,08% methionine trong khẩu phần của gà Ri lai so với khuyến cáo của Evonik (2010) đã làm giảm biểu hiện gen myostatin và tăng biểu hiện gen MEF2B ở gà Ri lai. Ngược lại, giảm 0,08% methionine trong khẩu phần so với khuyến cáo đã không ảnh hưởng đến biểu hiện của cả 3 gen sinh cơ myostatin, myf5 và MEF2B so với khi sử dụng khẩu phần có mức methionine bằng với khuyến cáo của Evonik (2010). Trong khi đó, việc gia tăng hàm lượng methionine trong khẩu phần đã làm giảm biểu hiện gen myostatin, tăng biểu hiện gen myf5 và MEF2B ở gà Lương Phượng.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (2) 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ