SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa đồng tiền lùn tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

[16/08/2022 14:46]

Nghiên cứu do tác giả Đỗ Đình Thục - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải  miền  Trung,  có  tổng  diện  tích  đất  tự nhiên 5.054 km2, trong đó đất nông nghiệp là 339.377 ha, với 3 tiểu vùng sinh thái gồm có vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Tất cả các vùng sinh thái này đều có thể trồng các chủng loại hoa, cây cảnh trong đó có hoa đồng tiền (Đặng Văn Đông và Mai Thị Ngoan, 2013). Tại Thừa Thiên Huế đã  hình  thành  các  vùng  chuyên  canh  sản xuất  hoa  và  cây  cảnh  ở  các  xã  như  Phú Thượng, Phú Thanh, Phú Mậu (huyện Phú Vang), phường Hương An, Hương Hồ (thị xã Hương Trà), Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) và  các  phường  ven  thành  phố  Huế như Thủy Biều, Thủy Bằng, Thủy Vân (Đỗ Đình Thục và cs.,2011). Hoa trồng chậu phục vụ trang trí đã xuất hiện ở nước ta từ xa xưa, nhưng số lượng và chủng loại hoacòn nghèo nàn dẫn đến chất lượng hoa chưa đảm bảo, thiếu sứchấp dẫn đối với nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng. Hoa đồng tiền được nhập nội và được các hộ trồng ngoài ruộng và trong điều kiện nhà có mái che ở thành phố Huế trong vài năm trở lại đây và đã tỏ ra thích ứng và đáp ứng được tiêu chuẩn mà những người tiêu dùng đặt ra. Hoa  đồng  tiền  có 2 dạng  chính  theo  đặc điểm  hình  thái  đó  là  dạng  đồng  tiền  cao thường được trồng ngoài đất hoặc trong các chậu với kích thước lớn để thu hoạch hoa cắt cành; các giống đồng tiền lùn (đồng tiền mini) thường được trồng trong các chậu có kích  thước  nhỏ  và  rất  thích  hợp  cho  xu hướng trồng sản xuất hoa cảnh nhằm tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị sản xuất. Vì vậy, hoa đồng tiền đang là một loại hoa có tiềm năng phát triển, sức tiêu thụ cao và cho hiệu quả kinh tế và góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, việc phát triển hoa đồng tiền tại địa phương đang còn hạn chế về kỹ thuật và nguồn giống cung cấp cho sản xuất.Những nghiên cứu cụ thể về khả năng sinhtrưởng và phát triển của cây hoa đồng tiền trên các vùng sinh thái khác nhau ở khu vực miền Trung chưa được tiến hành một cách  có  hệ  thống,  đặc  biệt  chưa  có  một nghiên  cứu  cụ  thể  nào  về khả  năng  sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền lùn trồng chậuở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thí nghiệm thực hiện trong vụ Đông Xuân năm 2020 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 6 giống hoa đồng tiền lùn (ĐT) trồng chậu gồm có ĐT305 (màu hồng), ĐT 308 (màu vàng), ĐT 315 (màu trắng), ĐT 320 (màu đỏ thẫm), ĐT 326 (màu đỏ đô),giống đối chứng (màu đỏ tươi) đã được trồng thửnghiệm tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong 2 năm và xác định được giống hoa đồng tiền lùn phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện địa phương (73 -93 ngày). Các giống hoa đồng tiền lùn thí nghiệm đều có sốhoa trên cây dao động từ1,3 -1,9 hoa, đường kính hoa đạt yêu cầu thẩm mĩ, độ bền hoa dài, màu sắc hoa đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Huế. Trong đó có 3 giống là ĐT 308 (màu vàng), ĐT 320 (màu đỏ thẫm) và ĐT 305 (màu hồng) có các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển tốt hơn so với các giống khác và giống đối chứng.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (1)/ 2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ