Phân tích đa dạng di truyền giống ớt xiêm địa phương ở Quảng Ngãi bằng chỉ thị RAPD
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Truyền, Nguyễn Quang Cơ, Nguyễn Thiện Tâm, Trần Cao Úy, Dương Ngọc Phước, Nguyễn Văn Đức, Dương Thanh Thủy - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.
Ảnh minh họa
Cây ớt (Capsicum spp.) là cây lấy quả thuộc chi Capsicum, họ Cà (Solanaceae). Quả ớt là một trong các loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao được sử dụng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với hình thức sử dụng đa dạng như ăn tươi, phơi khô xay làm bột ớt, chế biến tương ớt, ... cây ớt có tiềm năng phát triển rất lớn và yêu cầu quá trình chọn giống đa dạng theo nhiều hướng khác nhau. Quả ớt chứa các loại vitamin A, C, D, các chất khoáng như: Ca, Fe, Na, S... và một số loại axit amin, protein và chất béo (Bosland và Votava, 2003; Trương Thị Hồng Hải và Trần Thị Thanh, 2017).
Sự đa dạng di truyền của 15 mẫu giống ớt Xiêm địa phương của Quảng Ngãi và mối quan hệ giữa chúng với 5 giống ớt A Riêu và 5 giống ớt Bay đã được đánh giá dựa trên kết quả của 10 mồi RAPD. Hệ số tương đồng di truyền giữa 25 mẫu ớt dao động từ 0,56 đến 1,0. Hệ số tương đồng di truyền và sơ đồ về cây phát sinh loài đã phân ớt A Riêu của Quảng Nam và ớt Bay của Gia Lai thành các nhóm khác nhau. Ớt Xiêm của Quảng Nam thuộc vào cả 2 nhóm và việc phân chia ớt Xiêm vào các nhóm này có mối liên hệ mật thiết với hình dạng quả, Ớt Xiêm với dạng quả lớn thuộc cùng phân nhóm với ớt A Riêu, ớt Xiêm dạng quả nhỏ đến trung bình thuộc cùng phân nhóm với ớt Bay.
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 5 (1) /2021