Ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất sinh sản của chim cút nuôi tại Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Ngọc Long, Văn Ngọc Phong, Lê Đình Phùng - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa
Tổng đàn chim cút hiện nay tại Việt Nam là hơn 25 triệu con sản xuất ra thị trường hơn 3,3 tỷ quả trứng (số liệu thống kê chăn nuôi 10/2018). Nghề chăn nuôi chim cút ở Thừa Thiên Huế bắt đầu vào những năm 2000. Số lượng chim cút được nuôi tại Thừa Thiên Huế khoảng 370.000 con; đứng thứ 3 trong các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung (Tổng cục thống kê, 2018). Chăn nuôi chim cút ở Huế chủ yếu tạicác nông hộ với hệ thống chuồng hở, chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện thời tiết. Theo Địa chí ThừaThiênHuế (phần tự nhiên) năm 2005 thì Thừa Thiên Huếcókhí hậu chuyển tiếp giữa 2 miền Nam-Bắc vì thế có sự phân hóa rõ rệt về thời tiết các mùa trong năm đặc biệt vàovụ Đông -Xuân(nhiệt độ trung bình khoảng 200C và thấp nhất vào tháng 1)và vụ Hè -Thu(nhiệt độcao nhất ở tháng 6-7,trung bình trên 290C). Theo nghiên cứu của Mahmoud Salah El-Tarabany (2016), chim cút được nuôi trong điều kiện nhiệt độ cao trên 320C làm giảm khả năng ăn vào, tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng thấp. Nghiên cứu khác của Vercesevà cộng sự (2012) cho biết tỷ lệ đẻ của chim cút Nhật Bản giảm 6,67% nếu nâng nhiệt độ ban ngày từ 210Clên 360C. Ảnh hưởng của nhiệt độ nói riêng và các yếu tố thời tiết nói chung đến năng suất sinh sản của chim cút tring điều kiện ở nước ta, cũng như ở Thừa Thiên Huế rất ít được công bố. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của mùa vụ nuôi đến năng suất sinh sản của đàn chim cút đẻ nuôi tại Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất sinh sản của chim cút nuôi tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm đãđược tiến hành trên 108 chim cút đẻ trứng thương phẩm trong 6 tháng đẻ trứngvào 2 mùa vụbắt đầu đẻ trứng: vụ Đông -Xuân (từ12/2018đến 5/2019) và vụ Hè -Thu (từ 6/2019 đến 11/2019). Chim cút được cho ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho cút đẻ của công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đàn chim cút đẻ vào vụ Đông -Xuân có năng suất trứngvàtỷ lệ đẻlần lượt là 20,76 quả/mái/tháng và 69,21%; cao hơn so với đàn chim cút đẻ vào vụ Hè -Thu với kết quả tương ứng là 18,25 quả/mái/tháng và 60,84% (P<0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) trung bình cả giai đoạncủa đàn chim cút được nuôi trong vụ Đông -Xuân thấp hơn so với vụ Hè –Thu (3,22 so với 3,75kg thức ăn/kg trứng) (P<0,05). Khối lượng trứng trung bình của đàn chim cút dao động từ 10,49 đến 10,74 g/quả. Tỷ lệ lòng trắngtrứngcủa trứng cút đẻ trong vụ Đông -Xuân thấp hơn so với đàn chim cút đẻ trong vụ Hè -Thu trong khi tỷ lệ lòng đỏ lại có xu hướng ngược lại (P<0,05).
ctngoc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 4 (2) 2020