SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Kết quả của mô hình nuôi ghép cá vược (lates calcarifer) với cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) trong ao đất tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

[30/08/2022 16:40]

Nghiên cứu do đồng tác giả Kim Văn Vạn, Trần Ánh Tuyết - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Nguyễn Thị Diệu Phương -Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản thực hiện.

Ảnh minh họa

Cá  Vược (Lates  calcarifer)  tên  gọi khác là cá Chẽm là loài cá rộng muối có giá trị cao ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới  ở  Châu  Á  và  Thái  Bình  Dương.  Cá Vược  được  nuôi  nhiều  ở  Thái  Lan, Malaysia,  Singapore,  Indonesia,  Hồng Kông,  Đài  Loan,  Australia,  Israel,  Mỹ ở nước  lợ  và  nước  ngọt  (Cheong,  1989; Kungvankij và cs., 1986). Cá Vược có tốc độ tăng trưởng nhanh, thích ứng rộng với các điều kiện môi trường, có giá trị thương phẩm cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định  và  có  khả  năng  xuất  khẩu  nên  trở thành  đối  tượng  hấp  dẫn  cho  các  cơ  sở nuôi thủy sản cả quy mô nhỏ và quy mô lớn (Cheong, 1989). Cá Vược có thể được nuôi  đơn  trong  ao,  trong  lồng  hoặc  nuôi ghép với một số loài cá khác nhau như cá Rô phi, cá Trôi, cá Mè, cá Chép... trong hệ thống nuôiquảng canh, bán thâm canh và thâm canh (Cheong, 1989).

Cá trắm đen là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Cá Trắm đen đã được nuôi  ghép  với  nhiều  đối  tượng  như  cá Chép,  cá  Rô  đồng  và  cá  Mè  trắng  (Kim Văn Vạn và cs., 2010). Cá Trắm đen là loài cá  nước  ngọt,  tuy  nhiên  nghiên  cứu  mới đây  của  Kim  Văn  Vạn  &  cs.(2013)  kết luận  rằng  cá  Trắm  đen  có  thể thích  nghibình thường ở độ mặn lên đến 13‰, điều này cho thấy cá Trắm đen hoàn toàn có thể được thả ghép trong mô hình nuôi nước lợ với những đối tượng thủy sản khác.

Mô hình nuôi ghép cáVược với cá Trắm đen được thực hiện từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019 tại 3 hộ gia đình ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Vược và cá Trắm đen, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. Cá được thả với mật độ 1,2 con/m2, tỷ lệ thả của cá Vược: cá Trắm đen là 4,6:1 với kích cỡ cá thả của cá Vược và cá Trắm đen tương ứng là 1,10 ± 0,12 kg/con và 1,57±0,18 kg/con. Thức ăn sử dụng cho cá Vược là cá tạp với lượng thức ăn bằng 3-5% tổng khối lượng cá, thức ăn công nghiệp (35% protein thô) được sử dụng cho cá Trắm đen với khối lượng bằng 2-3% tổng khối lượng cá.

Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình, tỷ lệ sống và FCR của cá Vược tương ứng là 6,15g/con/ngày, 93% và 7,2;của cá Trắm đen là 8,17g/con/ngày, 95% và 2,92. Chi phí cho thức ăn là chi phí lớn nhất, chiếm 54,02% tổng chi phí; thuốc và chế phẩm vi sinh chiếm một phần không đáng kể (2,68%) trong tổng chi. Hiệu quả kinh tế của các mô hình đạt hơn 886 triệu đồng/ha/năm.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Huế, tập 4 (2)/2020
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài