SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu ứng dụng hệ thống điểm bmwpviet để đánh giá chất lượng nước ở Sông Hậu

[07/09/2022 16:24]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Kim Liên, Trương Quốc Phú,Vũ Ngọc Út - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Ảnh minh họa 

Sông  Hậu có  vai  trò  quan  trọng trong  việc  cung  cấp  nguồn  nước  chủ yếu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt có nền nông nghiệp đa dạng. Vì vậy,việc  đánh  giá  chất  lượng  nước  trên sông  Hậu  cần  được  quan  tâm  nhằm  phát hiện kịp thời những thay đổi về chất lượng nước để có biện pháp xử lý, hạn chế những ảnh hưởng từ các hoạt động của con người và bảo vệ nguồn nước trên sông Hậu. Hiện nay, có hai phương pháp chủyếu để đánh giá chất lượng nước đó là phương pháp lý hóa học và phương pháp sinh học. Trong đó, phương pháp quan trắc sinh học được thực hiện trên cơ sở sử dụng các nhóm sinh vật chỉ thị như cá, thực vật bậc cao, thực vật  nổi,  tảo  khuê  sống  đáy  và  động  vật không  xương  sống  cỡlớn  (ĐVKXSCL) (De Pauw và cs.,1993). Phương pháp quan trắc sinh học sửdụng ĐVKXSCL làm sinh vật chỉ thị được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc  gia  trên  thế giới  như  Hoa Kỳ,  Nam Phi, Úc, các quốc gia liên minh Châu Âu và một sốnước Châu Á (Hoàng ThịThu Hương, 2009; Friberg và cs., 2010). Việc đánh  giá  chất  lượng  nước  bằng  phương pháp sinh học sửdụng các nhóm sinh vật làm sinh vật chỉ thị thông qua các chỉsốsinh  học  như  chỉ số đa dạng  Shannon-Weiner, chỉ số ưu thế, chỉ số ô nhiễm, hệ thống điểm BMWP. Ở nước ta, Nguyen và cs.(2001) đã xây dựng được BMWPVIỆTáp dụng cho các thủy vực nước ngọt của Việt Nam  dựa  trên  những  chuyển  đổi  BMWP của Anh và Thái Lan. Để việc sử dụng hệ thống  tính  điểm  BMWP  ngày  càng  hoàn thiện hơn, Đặng Ngọc Thanh và cs.(2002) đã có những điều chỉnh và bổsung một sốhọvào BMWP cho phù hợp với điều kiện nước ta. Hệ thống tính điểm áp dụng cho Anh, Thái Lan và hệ thống tính điểm cải tiến áp dụng cho Việt Nam đưa ra giá trị  điểm trung bình cho những taxon tham gia tính điểm (ASPT) không chênh lệch nhau nhiều. Điều đó cho thấy có thể cải tiến hệ thống tính điểm để phù hợp với đặc điểm riêng về khu hệ cũng như tiêu chuẩn môi trường  của  mỗi  quốc  gia  và  từng  vùng (Đặng Ngọc Thanh và cs., 2002). Vì vậy, nghiên  cứu  này  được  thực  hiện  nhằm  bổ sung  một  số họ ĐVKXSCL  phân  bố ở sông   Hậu   nhưng   không   có   trong BMWPVIET để áp  dụng  cho  lưu  vực  sông Hậu.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm ứng dụng hệ thống điểm BMWPVIETđể đánh giá chất lượng nước trên sông Hậu. Nghiên cứu được tiến hành gồm 2 đợt trong mùa mưa và 2 đợt trong mùa khô từ năm 2013-2014. Tổng cộng có 36 điểm thu mẫu gồm 14 điểm trên sông chính và 22 điểm trên sông nhánh.

Kết quả cho thấy tổng cộng 66 họ ĐVKXSCL được ghi nhận ở khu vực nghiên cứu. Dựa trên đặc tính phân bố, điều kiện môi trường sống và giá trị chịu đựng ô nhiễm của các họ ĐVKXSCL đã được thiết lập, nghiên cứu đã bổ sung được 24 họ vào BMWPVIETứng dụng cho lưu vực sông Hậu. Có sự trùng hợp khá cao (87%) về mức độ ô nhiễm nước trên sông Hậu khi đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp sinh học và phương pháp lý hóa học.

nhnhanh

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 4 (1) 2020
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài