Nhân một trường hợp hồi sức thành công cho bệnh nhân ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt chủ động tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc năm 2022
Nghiên cứu do đồng tác giả Mai Xuân Đạt và Vũ Đức Định – Bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc thực hiện.

Ảnh minh họa
Hạ thân nhiệt chỉ huy đã được dùng điều trị cho bệnh nhân bị ngừng tim hơn 100 năm nay (1-3). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạ thân nhiệt chỉ huy rất an toàn, và đó là 1 biện pháp hiệu quả bảo vệ giảm thiểu tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn. Hạ thân nhiệt chỉ huy được khuyến cáo là đưa nhiệt độ của bệnh nhân xuống khoảng giữa 32-36 độ trong vòng tối thiểu 24 giờ. Sau đó thân nhiệt nên được duy trì nhiệt độ bình thường tối thiểu 24-48 giờ tiếp theo. Hạ thân nhiệt chỉ huy được áp dùng nhiều năm nay tại Việt Nam đặc biệt tại các bệnh viện hạng 1 trở lên. Phú Quốc với đặc thù là thành phố biển đảo, lượng khách du lịch đông nên ngừng tim ngoại viện do tai nạn như đuối nước, rắn cắn, điện giật... thường xuyên xảy ra nhưng cho đến nay, tại Đảo, chỉ có Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Phú Quốc là đơn vị duy nhất triển khai kỹ thuật HTNCH sau ngừng tuần hoàn. Qua ca lâm sàng này chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hạ thân nhiệt chỉ huy tại các bệnh viện tuyến cơ sở xa trung tâm.
Bệnh nhân nam 26 tuổi vào viện vì ngừng tim sau điện giật, thời gian ngừng tim không rõ. Bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao (ACLS) khoảng 10 -15 phút có tái lập tuần hoàn trở lại nhưng đồng tử giãn to, mất hết các phản xạ. Bệnh nhân được hạ thân nhiệt chỉ huy 33 độ C trong vòng 24 giờ, duy trì 37 độ trong vòng 72h tiếp theo. Bệnh nhân được rút nội khí quản thành công vào ngày thứ 4 và sơ bộ đánh giá tổn thương thần kinh hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng, ra viện sau 6 ngày điều trị. Qua ca lâm sàng này chúng tôi 1 lần nữa muốn nhấn mạnh đến vai trò không thể thay thế của hạ thân nhiệt chỉ huy trong điều trị các bệnh nhân có tổn thương não sau ngừng tuần hoàn thậm chí nên chỉ định HTNCH cho cả những trường hợp ngừng tim không rõ thời gian trước khi vào viện và biểu hiện hồi phục sau khi có tuần hoàn tự nhiên rất kém.
nhnhanh
Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 8, số 2/2022