SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu sử dụng cây lục bình làm giá thể trồng Nấm sò trắng tại Thừa Thiên Huế

[15/12/2022 15:28]

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ cây Lục bình bổ sung vào giá thể mùn cưa cao su để trồng nấm sò trắng đảm bảo năng suất và an toàn cho người sử dụng vừa tận dụng nguồn nguyên liệu cây lục bình đang phát triển mạnh và rất khó kiểm soát tại Thừa Thiên Huế vừa cải tạo môi trường.

Cây lục bình hay còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, bèo sen năm 1905 được trồng làm cảnh ở Hà Nội, về sau lan ra khắp nơi một cách nhanh chóng. Những năm gần đây,cây lục bình được xem như cỏ dại, sống trôi nỗi trên sông, rạch, ao, hồ, cản trở tàu thuyền  lưu  thông, ngăn cản nước chảy…

Thí nghiệm được tiến hành với giống nấm sò trắng được cung cấp tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam. Vật liệu nghiên cứu gồm mùn cưa cao su, cám gạo, bột ngô, đường glucose; cây lục bình các chất phụ gia cám gạo, bột ngô, CaCO3.... Cây lục bình tươi được thu thập từ hồ Tịnh Tâm, thành phố Huế. Tiến hành loại bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc 3 -5 cm, phơi khô, bổ sung 2% vôi, tạo ẩm bằng nước sạch và ủ đống. Sau 3 ngày, tiến hành đảo đống lần 1, ủ tiếp 3 ngày, đảo lần 2. Nguyên tắc đảo là hoán vị nguyên liệu, lúc đảo nén vừa phải và dùng bạt phủ lại như cũ. Thời gian ủ 7 ngày đối với cây lục bình Trong khi đảo, chỉnh độ ẩm khoảng (65 -70%). Nếu quá ẩm hoặc quá khô cần điều chỉnh bằng cách phơi hoặc thêm nước, ủ lại 1 -2 ngày sau đó tiến hành trộn giá thể và hấp khử trùng. Đối với mùn cưa sàng mịn trước khi ủ, và quy trình ủ giống quy trình ủ cây lục bình

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB) gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi công thức với số lượng 15 bịch, tổng số bịch là 75. Kết quả thí nghiệm cho thấy để vừa giải quyết vấn đề môi trường vừa đem lại thu nhập cho người dân có thể sửdụngcông thức II với tỷ lệ phối trộn: 25% cây lục bình + 64% mùn cưa + 5% cám gạo + 5% bột ngô + 1% CaCO3để trồng nấm sò vì thời gian sinh trưởng và phát triểnđược rút ngắn53,2 ngày, năng suất đạt 36,44% so với nguyên liệu khô và hiệu quả kinh tế đạt 4,547triệu đồng/ 1 tấn nguyên liệu cao hơn so với các công thức có tỷ lệ phối trộn cây lục bình khác.Hàm lượng kim loại nặng trong nguyên liệu cây lục bình và trong quả thể nấm sò đều nằm trong ngưỡng an toàn cho phép sử dụng.

Theo Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Tập 6(3)2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài