Nền kinh tế nhựa bền vững là khả thi
Một nghiên cứu mới cho thấy cần phải làm gì để ngành nhựa trở nên hoàn toàn bền vững: nhiều hoạt động tái chế kết hợp với việc sử dụng CO2 từ không khí và sinh khối. Đó cũng là hình ảnh nhựa cần thay đổi.
Nhựa ở khắp mọi nơi. Xã hội của chúng ta không thể thiếu nó: nhựa có nhiều ưu điểm, cực kỳ linh hoạt và cũng tiết kiệm chi phí. Ngày nay, nhựa chủ yếu được sản xuất từ dầu thô. Khi các sản phẩm hết hạn sử dụng, chúng thường được đưa vào nhà máy đốt rác thải. Quá trình sản xuất nhựa và quá trình đốt sử dụng nhiều năng lượng thải ra một lượng lớn khí CO2 vào khí quyển, khiến các sản phẩm nhựa trở thành nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.
Hướng giải quyết là dựa vào các phương pháp sản xuất bền vững, chẳng hạn như nền kinh tế tuần hoàn, trong đó tái chế càng nhiều nhựa càng tốt. Khi đó nguyên liệu chính cho sản phẩm nhựa sẽ không còn là dầu thô mà là nhựa phế thải vụn. Nhưng liệu có thể điều chỉnh nền kinh tế nhựa thành sự bền vững tuyệt đối? Nghiên cứu mới do André Bardow, Giáo sư Kỹ thuật Hệ thống Quy trình và Năng lượng tại ETH Zurich dẫn đầu. Gonzalo Guillén Gosálbez, Giáo sư Kỹ thuật Hệ thống Hóa học tại ETH Zurich, và các nhà nghiên cứu từ Đại học RWTH Aachen và Đại học California, Santa Barbara đã hợp tác nghiên cứu.