Nghiên cứu đánh giá rủi ro tiềm ẩn của công nghệ can thiệp khí hậu dựa trên đại dương đối với hệ sinh thái biển sâu
Biển sâu là một trong những khu vực ít được biết đến nhất trên Trái đất, bao gồm nhiều hệ sinh thái dễ bị tổn thương đóng vai trò quan trọng trong chu trình carbon.
Tuy nhiên, biển sâu đang trực tiếp chịu tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra và hiện có thể phải đối mặt với những thách thức bổ sung phát sinh từ những nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu theo cách nhân tạo. Những nỗ lực này đã phát triển thành các giải pháp địa kỹ thuật có thể hoạt động trên quy mô không gian rộng lớn.
Các biện pháp can thiệp khí hậu dựa trên đại dương (OBCI) ngày càng được khẳng định là giải pháp đầy hứa hẹn để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Những biện pháp can thiệp này sử dụng các công nghệ khác nhau để loại bỏ carbon dioxide (CO2) khỏi khí quyển và cô lập carbon dưới biển sâu, quản lý bức xạ mặt trời hoặc tạo ra năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, người ta biết rất ít về tác động của các công nghệ OBCI đối với hóa sinh học đại dương và đa dạng sinh học của các hệ sinh thái đại dương. Điều này đặc biệt đúng đối với các hệ sinh thái biển sâu, bao phủ hơn 40% diện tích Trái đất và chứa các loài và hệ sinh thái rất dễ bị tổn thương.
Một nhóm chuyên gia quốc tế được triệu tập từ xa như một phần của nhóm công tác về khí hậu của Sáng kiến quản lý đại dương sâu để xem xét các tác động của OBCI dưới biển sâu. Một nhóm nghiên cứu từ Viện Hải dương học Scripps, UC San Diego, Trường Khoa học Sinh học và Viện Khoa học Biển Swire, Đại học Hồng Kông (HKU), đã phân tích đề xuất phương pháp tiếp cận để đánh giá tác động tiềm năng của chúng đối với hệ sinh thái biển sâu và đa dạng sinh học. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Science gây lo ngại đáng kể về tác động tiềm ẩn của những công nghệ này đối với hệ sinh thái biển sâu và kêu gọi cần nỗ lực nghiên cứu tổng hợp để đánh giá cẩn thận chi phí và lợi ích của mỗi can thiệp.