SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của tăng lượng phân hữu cơ và giảm lượng phân hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả của dưa chuột (Cucumis sativus L.)

[27/03/2023 08:34]

Nghiên cứu do hai tác giả Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Thiêm - Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của tăng lượng phân hữu cơ và giảm lượng phân vô cơ trên cây dưa chuột (Cucumis sativus L).

Thí nghiệm một nhân tố được bố trí khối ngẫu nhiên đầy đủ với 8 nghiệm thức gồm (1) đối chứng: không bón phân;(2) VC100: bón phân vô cơ (120 kg N + 80 kg P2O5+ 140 kg K2O/ha); (3) TQ100: bón 8 tấn/ha phân trùn quế; (4) ĐT100: tưới 200 L/ha phân đậu tương; (5) VC50TQ50:50% phân vô cơ với 50% phân trùn quế; (6) VC50TQ75: 50% phân vô cơ với 75% phân trùn quế; (7) VC50ĐT50:50% phân vôcơ với 50% phân đậu tương; và (8) VC50ĐT75: 50% phân vô cơ với 75% phân đậu tương. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Kết quả cho thấy các nghiệm thức bón phân trùn quế, phân đậu tương hoặc bón kết hợp với phân vô cơ cho các chỉ tiêu sinh trưởng khác không ý nghĩa thống kê so với bón phân vô cơ. Các chỉ tiêu sinh lý (chỉ số diện tích lá -LAI, chỉ số diệp lục -SPAD) tăng khi bón phân vô cơ kết hợp trùn quế. Bón 50% lượng phân vô cơ khuyến cáo với 75% lượng phân trùn quế cho các yếu tố cấu thành năng suất (số quả/cây, khối lượng quả, năng suất cá thể), năng suất thực thu (24,98 tấn/ha) và hiệu quả kinh tế (lợi nhuận 76,59 triệu đồng/ha; tỷ suất lợi nhuận 0,62) cao nhất. Chất lượng quả khác biệt không ý nghĩa khi bón phân, độ Brix có xu hướng tăng và hàm lượng nitrate có xu hướng giảm khi bổ sung phân hữu cơ.

Cây dưa chuột (Cucumis sativusL.)  là cây rau ăn quả ngắn ngày phổ biến thuộc họ bầu bí, quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể trồng nhiều vụ trong năm và mang lại  hiệu  quảkinh  tế cao  cho người  sản  xuất. Theo Natsheh and Mousa(2014),cây dưa chuột là loại cây trồng quan trọng thứ 4 ở Châu Á, chỉ sau cà chua, bắp cải và hành. Quả dưa chuột có giá trị dinh dưỡng cao, chứa 96% nước và trong 100 g quả tươi cho 14 calo, 0,7 mg protein, 24 mg  calcium,  20  IU  vitamin  A, 12  mg  vitamin  C, 0,024mg  vitamin  B1,  0,075  mg  vitamin  B2  và niacin 0,3 mg (Lệ&Phương, 2009). Cây dưa chuột đòi hỏi lượng  lớn dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, trong đó đạm, lân, kali đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng quả và phải được cung cấp cho cây theo đúng số lượng và  thời  điểm.  Theo  Alejo-Santiago  et  al.  (2021), lượng dinh dưỡng để hình thành 1 tấn quả dưa chuột tươi là 3,93 kg N/ha; 0,46 kg P2O5kg/ha;  3,11  kg K2O/ha; 0,85 kg Ca/ha và 1,54 kg Mg/ha. Sử dụng phân bón hóa học là biện pháp phổ biến và quan trọng đểtăng năng suất và sản lượng cây trồng. Tại Việt Nam, lượng phân bón ước tính sử dụng mỗi năm khoảng 11 triệu tấn, trong đó 90% là phân vô cơ, cao hơn 19 lần so với lượng phân bón hữu cơ sử dụng (Hằng và ctv., 2020). Bón phân vô cơ liên tục và mất cân đối  trong thời gian dài dẫn đến thoái hoá đất, giảm năng suất cây trồng, tăng chi phí sản xuất (Natsheh & Mousa, 2014; Singh et al., 2017)và tăng tích lũy nitrate trong thân, lá, quả, đặc biệt khi bón đạm ở lượng cao (Liu et al., 2014). Sửdụng phân hữu cơ để thay thế và giảm lượng phân bón vô cơ là một  biện pháp hiệu quả, nhằm giảm thiểu các tác động bất  lợi đến môi trường do phân bón hoá học gây ra.Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, có khảnăng cải thiện chất lượng đất do thúc đẩy quá trình mùn hoá, tăng hoạt động vi sinh vật và hoạt tính của enzym đất, đồng thời tăng tính ổn định của kết cấu đất, tăng độ xốp, độ thoáng khí của đất cũng như khả năng lưu giữ và trao đổi dinh dưỡng với cây trồng (Wang et al., 2021). Phân trùn quế bổ sung vào đất nhiều loại  vi  sinh vật có lợi, kích thích sinh trưởng của cây trồng do chứa các chất điều tiết sinh trưởng và enzym điều chỉnh tăng trưởng thực  vật, kiểm soát tác động của sâu bệnh hại, do đó nâng cao năng suất cây trồng (Azarmi et al., 2009; Zhao et al., 2017). Ngoài ra, phân đậu tương cũng một loại phân hữu cơ giàu đạm có nguồn gốc từthực vật hiện đang được quan tâm. Theo Abu and Saranjai (2016), phân hữu cơ được ủ từ bột đậu tương có chứa 44 –47% protein, 7% N, 1,5% P2O5và 1% K2O. Wang et al. (2014) kết luận bón phân đậu tương có thể tăng số lượng và hoạt động của vi sinh vật đất; sử dụng trên trên cây cải dầu giúp kích thích bộ rễ phát triển, tăng hàm lượng chlorophyll trong lá, tăng hiệu quả quang hợp, do đó tác động tích cực đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây trồng. Abu and  Saranraj (2016) cũng báo cáo về năng suất cà chua, khoai tây tăng và khả năng kiểm soát cỏ dại của phân đậu tương.

Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng trong phân hữu cơ thường thấp và không ổn định do phụ thuộc vào nguồn gốc vật liệu hữu cơ, tốc độ khoáng hóa hữu cơ chậm, dẫn đến năng suất cây trồng ở những năm  đầu  áp  dụng  thường  không  cao (Han  et  al., 2016). Bón kết hợp phân vô cơ và phân hữu cơ là biện pháp thích hợp tăng năng suất cây trồng,  tạo sản phẩm an toàn, đồng thời có thể cải thiện chất lượng đất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra giảm lượng phân vô cơ bón và thay thế bằng phân hữu cơ kích thích sinh trưởng và cho năng suất cao ở nhiều cây trồng  như  cà  chua  và  dưa  chuột  (Thiêm  và  ctv., 2019),  cây  lúa  (Kyi  et  al.,  2019) và  cây ngô (Ibeawuchi et al., 2007). Nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả của việc tăng lượng phân hữu cơ và giảm lượng phân hóa học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả của cây dưa chuột.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 58, Số 6B (2022):88-97
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài