SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá tính chất hóa lý đất giồng cát thâm canh đậu phộng ở huyện Cầu Ngang - tỉnh Trà Vinh

[20/04/2023 15:51]

Trầm tích giồng cát ở huyện Cầu Ngang - tỉnh Trà Vinh là vết tích của đường bờ biển cổ, đất giồng cát thường được cấu tạo bởi cát mịn, cao độ trung bình khoảng 3 - 5 m trên mực nước biển từ lâu đã được người dân định cư sinh sống và canh tác hoa màu, trong đó đậu phộng là cây trồng chính trên nhóm đất này. Tuy nhiên, đất canh tác đang có chiều hướng bạc màu và suy thoái do nông dân chưa có kinh nghiệm quản lý sử dụng đất phù hợp.

Ảnh minh họa

Các mẫu đất giồng cát nguyên thủy và xáo trộn thu thập từ các ruộng nông dân đang canh tác đậu phộng thâm canh 3 vụ/năm tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Tổng số 60 mẫu đất được lấy trên 30 ruộng của hộ nông dân canh tác đậu phộng ở 2 độ sâu là tầng mặt cày xới (Ap) từ 0 - 20 cm và tầng bên dưới tầng mặt (Bt) từ 20 - 40 cm. Trong đó 30 mẫu đất lấy trên các ruộng được nông dân tưới theo phương pháp tưới vòi truyền thống và 30 mẫu đất lấy trên các ruộng được tưới phun mưa tự động. Mẫu đất nguyên thủy được lấy bằng ống lấy mẫu (ring) có thể tích 98,125 cm3 và khoan chuyên dụng. Mẫu đất xáo trộn được lấy bằng khoan máng ngắn ở 10 điểm theo đường chéo góc trên mỗi ruộng, sau đó trộn mẫu đất thành một mẫu đại diện. Mẫu đất sau khi thu được cho vào túi polyethylene và ghi ký hiệu mẫu. Tất cả mẫu đất mang về được để khô tự nhiên, loại bỏ xác bả thực vật trước khi được nghiền nhỏ qua rây có đường kính φ = 2 mm và φ = 0,5 mm để phân tích các chỉ tiêu vật lý và hóa học đất.

Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm thành phần cơ giới, dung trọng, độ xốp, hệ số thấm bão hòa, lượng nước hữu dụng, pH(H2O), độ dẫn điện (EC), khả năng trao đổi cation (CEC), chất hữu cơ, đạm hữu dụng, lân dễ tiêu và kali trao đổi. Phương pháp phân tích đặc tính hóa học và vật lý đất trong nghiên cứu này được áp dụng theo TCVN (TCVN 4050: 1985, TCVN 5256: 2009, TCVN 8660: 2011, TCVN 8662: 2011, TCVN 8568: 2010, TCVN 8567: 2010), cụ thể: pH và EC đất được xác định bằng phương pháp trích nước tỷ lệ 1 : 2,5, sau đó đo bằng pH kế và EC kế. CEC của đất được xác định bằng phương pháp BaCl2 không đệm. Chất hữu cơ được phân tích bằng phương pháp Walkley-Black. Đạm hữu dụng trích mẫu bằng KCl 2M, đo trên máy quang phổ. Lân dễ tiêu trích mẫu bằng NaHCO3 và đo trên máy quang phổ. Kali trao đổi trích mẫu bằng BaCl2 0,1M và đo trên máy hấp thu nguyên tử. ành phần cơ giới được xác định theo phương pháp ống hút Rhobinson. Dung trọng đất được tính từ khối lượng đất khô kiệt hoàn toàn, mẫu đất được thu bằng ống kim loại (ống ring) ở điều kiện tự nhiên, không bị xáo trộn. Độ xốp của đất được tính toán từ dung trọng và tỷ trọng. Lượng nước hữu dụng được tính toán từ hai giá trị ẩm độ tại điểm thủy dung ngoài đồng (pF2.5) và điểm héo (pF4.2). Hệ số thấm bão hòa (Ksat) được đo thông qua thể tích nước thấm qua một tiết diện của mẫu đất không xáo trộn ở trạng thái bão hòa trên đơn vị thời gian theo định luật Darcy. Mẫu đất được phân tích tại Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần ơ. Đánh giá các chỉ số lý hóa học đất dựa theo thang đánh giá của Hội Khoa học Đất Việt Nam.

Số liệu phân tích đất được xử lý bằng phần mềm Microso Excel. ống kê so sánh hai mẫu độc lập sử dụng kiểm định T-test để so sánh sự khác biệt của các chỉ tiêu vật lý và hóa học đất giữa hai phương pháp tưới và giữa hai tầng đất Ap và Bt trong cùng một phương pháp tưới bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.

Nghiên cứu được thực hiện vào mùa khô, mẫu đất được lấy sau khi thu hoạch đậu phộng (cuối vụ Đông Xuân 2021 - 2022) tại vùng thâm canh đậu phộng trên đất giồng cát tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ở vùng này loại phân bón sử dụng cho cây đậu phộng được các nông hộ sử dụng khá đa dạng gồm phân urê (46% N), super lân (16% P2 O5), kali clorua (60% K2 O), DAP, NPK 16-16-8 và NPK 20-20-15. Tổng lượng phân bón trong một vụ đậu phộng của nông dân ở vùng đất giồng cát luôn ở mức cao hơn khoảng 2 lần so với khuyến cáo.

Kết quả phân tích cho thấy thành phần cơ giới đất tầng Ap là cát và tầng Bt là cát pha thịt. Trong cùng tầng đất Ap và Bt khi so sánh giữa hai phương pháp tưới khác nhau thì độ nén dẽ khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trong cùng phương pháp tưới, tầng Bt có độ nén dẽ cao hơn đất ở tầng Ap với dung trọng khá cao (> 1,40 g/cm3 ); do đó độ xốp tầng Bt kém hơn so với tầng Ap có ý nghĩa. pH, EC và hàm lượng lân của đất phù hợp cho canh tác đậu phộng; trong khi đó CEC thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm hữu dụng và kali trao đổi rất nghèo và khác biệt không có ý nghĩa giữa hai phương pháp tưới.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 09 (142)/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ