Nghiên cứu cải thiện năng suất xà lách lolo tím trồng thủy canh bằng dinh dưỡng bổ sung qua lá
Xà lách là một trong những loại rau ăn được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Xà lách có nhiều rất nhiều giống khác nhau, đa dạng về màu sắc, hình dáng và vị ngon. Trong đó, xà lách Lolo tím với nhiều điểm nổi bật như lá có màu đỏ tím, thân mềm, là loại rau chứa rất nhiều vitamin A, C và chất sắt. Màu tím của loại xà lách này khá bắt mắt nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng.
Ảnh minh họa
Ở nước ta, xà lách Lolo tím được trồng chủ yếu ở các vùng có khí hậu mát mẻ như khu vực Tây Nguyên. Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu để phát triển giống xà lách này ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Lê Quốc i (2018) cho thấy, trong điều kiện nhà lưới ở Cần ơ với việc áp dụng phương pháp thủy canh tĩnh theo dạng bè nổi (tấm xốp trồng cây được thả nổi trên bè chứa dung dinh dưỡng thủy canh) xà lách Lolo tím cho kết quả khối lượng trung bình cây và năng suất khá thấp (9,20 g/cây và năng suất 0,75 kg/m2). Kết quả này có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như mùa vụ trồng, công thức dung dịch dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác và hệ thống trồng thủy canh. Tuy nhiên, cần có thêm những nghiên cứu để cải thiện năng suất giống xà lách này nhằm có thể phát triển ở Cần ơ và những vùng có điều kiện tự nhiên tương tự.
Giống xà lách Lolo tím (Lollo rossa), là loại rau xà lách có màu đỏ tím, thân mềm, lá xếp rời rạc, kết cấu lá giòn, tán lá rộng và xoăn, được nhiều người yêu thích vì độ ngon và giòn. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh được pha chế từ các loại phân bón của công ty Yara gồm Kristalon Brow, Kristalon K, Kristalon MKP, Kristalon MAG, Calcinit và các loại hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm FeSO4 .7H2 O, MnSO4 .4H2 O, CuSO4 .5H2 O, ZnSO4 .7H2 O, KOH, H3 BO3 , (NH4 )6 Mo7 O24.4H2 O, EDTA 2Na.
Các loại dinh dưỡng bổ sung qua lá gồm: Phân cá, Nyro và dịch trùn quế. ành phần các dưỡng chất cụ thể như sau: Phân cá: N - 4%; P2 O5 - 1%; K2 O -1%; hữu cơ - 36%; dịch trùn quế gồm các acid amin: alanin, histidine, valine, glycine, Leucine,… Hàm lượng nguyên tố khoáng như: Bo, kali, photpho, đồng, kẽm. Nhiều thành phần dinh dưỡng và hệ vi sinh vật có lợi khác nữa như vi sinh vật cố định đạm tự do, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải cellulose (đây sản phẩm của quá trình thủy phân trùn quế tươi bằng enzim sinh học); Nyro chứa barassinolide. 0,01%, phụ gia chuyên biệt 99,99%.
Hệ thống trồng: Gồm bè thủy canh dạng tĩnh có kích thước 2,1 × 1,1 m (chiều dài × chiều rộng) được lót bằng cao su. Bè nổi được sử dụng là mút xốp có kích thước 2 m × 1 m (dài × rộng) và độ dày 5 cm, được khoan lỗ theo khoảng cách trồng 10 cm × 10 cm (hàng cách hàng × cây cách cây) và được thả nổi trên dung dịch dinh dưỡng. Dụng cụ và thiết bị khác: Rọ trồng thủy canh (có kích thước cao 5,5 cm, đường kính miệng 5,5 cm, đường kính đáy 4 cm). Mút trồng thủy canh chuyên dụng có dạng hộp vuông kích thước mỗi cạnh là 2,5 cm. Bút đo nhiệt độ, pH và TDS của dung dịch dinh dưỡng.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức, 5 lần lặp lại (mỗi lặp lại là 10 rọ thủy canh trồng 1 cây xà lách trên rọ). Các nghiệm thức thí nghiệm bao gồm: 1) Phun phân cá; 2) Phun trùn quế; 3) Phun Nyro; 4) Phun dung dịch dinh dưỡng trồng thủy canh; 5) Phun nước - đối chứng. Liều lượng sử dụng của các nghiệm thức dinh dưỡng bổ sung qua lá (theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm): Phân cá - Pha 1,75 mL Phân cá trong 1 lít nước; trùn quế - Pha 2 mL dịch trùn quế trong 1 lít nước; Nyro - pha 12,5 mL Nyro trong 2,5 lít nước; dinh dưỡng thủy canh - pha 5 mL dung dịch A + 5 mL dung dịch B trong 1 lít nước (theo nồng độ dung dịch dinh dưỡng thủy canh dùng trong thí nghiệm). Các nghiệm thức đều được phun định kỳ 5 ngày/lần (vào thời điểm chiều mát 15 - 16 giờ), có 5 lần phun bổ sung dinh dưỡng trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm. Lần phun đầu tiên là ở thời điểm cây được 21 ngày sau khi gieo (NSKG). Ở thời điểm 21 và 26 NSKG, các nghiệm thức được phun với lượng 100 mL/50 cây. Đối với 3 lần phun còn lại (31, 36 và 41 NSKG), khi cây đã lớn tăng lên 200 mL/50 cây, riêng nghiệm thức đối chứng phun nước vẫn được phun với lượng nước tương đương với các nghiệm thức phun dinh dưỡng qua lá. Lần phun phân bón lá thứ 5 là thời điểm 41 NSKG để đảm bảo thời gian cách ly 7 ngày trước khi thu hoạch.
Kỹ thuật canh tác: Hạt xà lách Lolo tím được gieo vào khay chứa giá thể mụn xơ dừa, phun sương giữ ẩm để hạt nẩy mầm. Khi cây con được 7 NSKG, tiến hành cấy cây ra mút xốp chuyên dụng trồng thủy canh. Cây được chăm sóc trong điều tránh ánh nắng trực tiếp và phun sương thường xuyên để mau chống phục hồi. Từ ngày thứ 3 sau khi cấy, cây được đưa ra nắng với thời gian 2 giờ trong ngày, và tăng dần vào những ngày sau đó để cây khoẻ và không bị vươn dài. Khi cây được 18 NSKG, tiến hành đặt cây vào rọ trồng và chuyển lên hệ thống thủy canh tĩnh dạng bè nổi: Kích thước 1 m × 2 m (rộng × dài), lót bằng cao su để chứa dung dịch dinh dưỡng, tấm mút xốp (dày 5 cm) được khoang lỗ đặt rọ trồng cây với khoảng cách 10 cm × 10 cm (hàng cách hàng × cây cách cây) được thả nổi trên bè. Xà lách Lolo tím thu hoạch vào thời điểm được 48 NSKG, dùng kéo cắt ngang gốc tiếp giáp với giá thể. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Chiều cao cây, số lá, kích thước lá, đường kính gốc, khối lượng trung bình cây, năng suất tổng, năng suất thương phẩm, độ Brix (nghiền nát mẫu thân lá và nhỏ 1 giọt dịch nghiền mẫu lên Brix kế và đọc kết quả), hàm lượng chất khô (cân khối lượng toàn cây tươi, đem sấy ở nhiệt độ 60o C trong 48 giờ, sau đó cân phần khô còn lại và tính tỷ lệ %) và hàm lượng nitrate được xác định theo phương pháp Grandvan-Liaz trích dẫn bởi Lê Văn Khoa và cộng tác viên (2001), chỉ số màu sắc lá DE và b* (sử dụng máy đo màu sắc CR-10 Plus - Konica Minolta, Nhật Bản). Số liệu sau khi thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0. Phân tích phương sai ANOVA để đánh giá sự khác biệt của các nghiệm thức. Kiểm định Duncan được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình ở độ tin cậy 95%.
Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện nhà màng (vách lưới, nóc nilon) tại Khoa Nông nghiệp, trường Đại học Cần ơ, từ tháng 12/2021 đến tháng 01/2022.
Kết quả cho thấy, phun bổ sung phân cá có tác dụng làm gia tăng số lá, chiều rộng lá và khối lượng trung bình cây xà lách Lolo tím, qua đó làm gia tăng 11,8% năng suất so với đối chứng. Các dưỡng chất bổ sung qua lá trong nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến độ Brix và hàm lượng chất khô của xà lách Lolo tím. Hàm lượng nitrate tích luỹ trong xà lách Lolo tím ở các tất cả các nghiệm thức thấp hơn rất nhiều lần so với giới hạn tối đa cho phép.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 09 (142)/2022