SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá khả năng kháng bệnh thán thư của một số giống nho tại Ninh Thuận

[21/05/2023 19:02]

Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Văn Chính, Phạm Trung Hiếu, Trần Thị Hồng, Võ Thị Kim Trâm - Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu lựa chọn được giống nho có khả năng kháng bệnh thán thư tốt để phục vụ cho sản xuất đã được thực hiện.

Nho là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cây nho được xem là cây trồng đặc thù của khu vực bán khô hạn Nam Trung bộ. Hiện nay, diện tích nho tại khu vực này đạt khoảng trên 1.300 ha tập trung chủ yếu tại Ninh Thuận với 1.191 ha và tỉnh Bình Thuận. Ngoài giá trị ăn tươi và các sản phẩm chế biến từ nho thì cây nho còn có giá trị du lịch rất lớn. Do đó, cây nho được chính quyền và người dân tại khu vực Nam Trung bộ rất quan tâm đầu tư phát triển. Tuy nhiên, nghề trồng nho tại khu vực Nam Trung bộ gặp không ít những khó khăn như do biến đổi khí hậu nên mùa mưa có lượng mưa nhiều hơn. Nắng mưa không còn theo quy luật nên kèm theo đó là công tác dự tính dự báo và quản lý sâu, bệnh gặp nhiều khó khăn. Trong các đối tượng sâu, bệnh hại chính trên cây nho thì bệnh thán thư là bệnh gây hại nguy hiểm nhất, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Những năm mưa nhiều, bệnh thán thư gây thiệt hại rất lớn đến năng suất và chất lượng nho, thậm chí là mất trắng. Các biện pháp quản lý bệnh thán thư nho hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học, bao chùm quả và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật canh tác khác để hạn chế sự thiệt hại của chúng. Hiện nay, cơ cấu giống tại Ninh Thuận chưa phong phú, người dân chủ yếu đang tập trung sản xuất các giống nho như NH01-64 (Cardinal), NH01-48, NH01-152 và một ít các diện tích các giống khác nhưng chưa có giống nào có khả năng kháng với bệnh thán thư cao. Do đó, việc nghiên cứu lựa chọn được giống nho có khả năng kháng cao với bệnh thán thư nhưng phù hợp với điều kiện tại khu vực Nam Trung bộ đồng thời cho năng suất và chất lượng làm phong phú cơ cấu giống cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Chính vì vậy, nghiên cứu khả năng chống chịu bệnh thán thư của một số giống nho nhập nội là hết sức cần thiết.

Vật liệu dùng trong nghiên cứu là vườn nho 6 năm tuổi của các giống nho ăn tươi nhập nội và trong nước NH01-02, NH01-26, NH01-36, NH01-52, NH01-64 (cardinal), NH01-96, NH01-109, NH01-117, NH01-126, NH01-127. Các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho nuôi cấy, lây bệnh nhân tạo: nhà kính, phòng nuôi cấy nấm, máy phun ẩm, kính hiển vi, chậu trồng cây...

Từ việc kế thừa các nghiên cứu trước, đã chọn ra các giống có khả năng kháng bệnh thán thư tốt nhất để đánh giá, so sánh với giống NH01-64 đang được trồng phổ biến tại Nam Trung bộ. Qua quá trình nghiên cứu khả năng kháng bệnh trong điều kiện lây bệnh nhân tạo và ngoài đồng ruộng cho thấy, Nghiên cứu khả năng kháng bệnh trong điều kiện lây bệnh nhân tạo trong nhà kính và ngoài đồng ruộng của các giống nho NH01-02, NH01-26, NH01- 36, NH01-52, NH01-64 (cardinal), NH01-96, NH01- 109, NH01-117, NH01-126, NH01-127 cho thấy, tất cả các giống nho nghiên cứu đều có khả năng kháng bệnh tốt hơn giống nho đối chứng NH01-64 (giống đang được trồng phổ biến tại Nam Trung bộ). Trong đó, giống nho NH01-26 và NH01-126 có khả năng kháng bệnh thán thư tốt nhất và tốt hơn có ý nghĩa so với các giống còn lại. Sử dụng giống nho NH01-26 và NH01-126 làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống kháng bệnh thán thư, cũng như tiếp tục trồng thử nghiệm và đánh

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kỳ 1 - Tháng 12/2022 (nthang)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài