SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ và mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất Đậu đen tại tỉnh Quảng Trị

[22/05/2023 09:31]

Nghiên cứu được tiến hành trên 06 giống lúa thuộc nhóm giống chất lượng nhằm tuyển chọn giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và thích nghi với điều kiện trồng trọt tại tỉnh Quảng Nam. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi giống có ba lần nhắc lại và tiến hành trong vụ Đông Xuân 2020-2021.

Đậu đen là cây trồng cạn, ngắn ngày,có giá trị kinh tếcao và nhiều tác dụng so với một số loài cây trồng khác.Đậu đen có hàm lượng protein, carbohydrate, chất xơ, khoáng chất vàcác loại vitamin cao. Đặc biệt, hàm lượng các axít amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm lysin, metionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin... do đó đậu đen được xem nhưmột loại thuốc bổ. Quảng Trị có tập quán trồng đậu đen xanh lòng từ rất lâu, mặc dù đậu đen chưa được xếp vào đối tượng cây trồng chủ lực tại Việt Nam nhưng là cây trồng được quan tâm trong tiến trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hiện nay cây đậu đen được trồng ở nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước. Tại tỉnh Quảng Trị, đậu đen được trồng nhiều nhất ở xã Triệu Nguyên và xã Ba Lòng, huyện Đak rông,tiếp đến là xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong. Đậu đen là loại cây dễ trồng, vốn đầu tư thấp, thời gian thu hoạch ngắn nên mang lại hiệu quảkinh tếcho người dân. Tuy nhiên, người dân chủ yếu trồng theo kinh nghiệm, chưa có một quy trình cụ thể nào được áp dụng sản xuất. Trong quá trình sản xuất, người dân có xu hướng sử dụng chủ yếu là phân hóa học, chưa quan tâm kết hợp với phân hữu cơ, dẫn đến việc sử dụng phân bón chưa cân đối và bất hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và môi trường. Bên cạnh đó, tập quán gieo hạt quá dày làm tăng chi phí đầu vào, tạo nên sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng, tạo điều kiện thuận lợi. cho dịch hại phát triển, hạn chế tiềm năng năng suất. Các nghiên cứu gần đây chủ yếu tập trung nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của hạt đậu đen. Vì vậy, để từng bước xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất đậu đen, góp phần phát triển vùng nguyên liệu có năng suất cao và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu chế biến sản phẩm, thì việc nghiên cứucác biện pháp kỹ thuật canh táclà thật sự cần thiết. Trong đó, phân bón và mật độ trồng cho cây đậu đen được xem là những biện pháp kỹ thuật quan trọng đầu tiên được triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất tại tỉnh Quảng Trị.

Nghiên cứu được tiến hành trên 06 giống lúa thuộc nhóm giống chất lượng nhằm tuyển chọn giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và thích nghi với điều kiện trồng trọt tại tỉnh Quảng Nam. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi giống có ba lần nhắc lại và tiến hành trong vụ Đông Xuân 2020-2021. Kết quả cho thấy các giống có thời gian sinh trưởng biến động từ 120 đến 127 ngày. Chiều cao cây của các giống dao động từ83,8 cm đến 107,3 cm. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống ở mức khá (73,12% đến 84,83%). Một số đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lúa xuất hiện ở vụ thí nghiệm nhưng ở mức độ nhẹ (điểm 1) là rầy nâu, sâu cuốn lá và bệnh đạo ôn. Năng suất thực thu của các giống biến động từ 69,3 đến 82,3 tạ/ha. Các giống đều có dạng hạt thon dài, tỷ lệ gạo nguyên khá thấp. Liều lượng phân hữu cơ và mật độ trồng có ảnh hưởng đến chiều cao cây, số cành cấp 1, diện tích lá, khối lượng chất khô, tình hình sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây đậu đen. Liều lượngbón phân hữu cơ và mật độ trồng thích hợp cho cây đậu đen trong vụ xuân hè trên đất phù sa tại tỉnh Quảng Trị là 8 tấn/ha và 12 cây/m2 (công thức P2M1) trên nền 30 kg N + 40 kg P2O5 + 40 kg K2O + 300 kg vôi bột/ha. Tại mức bón 8 tấn/ha và mật độ trồng trồng 12 cây/m2 cây đậu đen đạt năng suất, hiệu quả kinh tế và chỉ số VCR cao nhất (12,55 tạ/ha/vụ; 29.877.927 đồng/ha/vụ và chỉ số VCR là 6,75).

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã tuyển chọn được hai giống lúa là VNR4, VNR20 có năng suất cao và chất lượng thương phẩm tốt, đề xuất tiếp tục sản xuất hai giống này trên đồng ruộng với diện tích lớn hơn.

 

The tapchidhnlhue.vn (Tập 7(1)-2023)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ