SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Một số đặc điểm lâm học của loài tràm gió (melaleuca cajuputi powell) mọc tự nhiên tại trung tâm thực hành và nghiên cứu lâm nghiệp cơ sở Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

[30/06/2023 13:57]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Cường, Huỳnh Kim Hiếu và Nguyễn Lan Phương thực hiện.

Ảnh minh họa

Tràm     gió     (Melaleuca     cajuputiPowell) là loài cây bản địa đa tác dụng, đa sinh thái, có giá trị về mặt kinh tế lấy gỗ, vỏ và tinh dầu. Ở Việt Nam, cây tràm gió phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam từ Huế vào đến tận các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy đến trước năm 2002 toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 13.050 ha đất có cây tràm gió  tự  nhiên  phân  bố,  trữ  lượng  khoảng 62.000 tấn nguyên liệu (Đào Trọng Hưng và cs., 1994; Hồ Thắng, 2021). Tinh dầu tràm có những tác dụng dược lý đặc trưng như chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho; có tác dụng kháng khuẩn; chống và trị muỗi; chống  đầy  hơi,  không  tiêu  (Phạm  Hoàng Hộ,  1999;  Đỗ  Tất  Lợi,  2004;  Viện  dược liệu, 2016).Tinh dầu tràm Huế đã tồn tại, sử dụng  hàng  trăm  năm  nay  và  trở  thành thương hiệu một đặc sản địa phương, mỗi năm đóng góp cho tỉnh nhà hàng chục tỷ đồng  (Đinh  Văn  và  cs.,  2018).  Đến  nay, diện  tích  tràm  tự  nhiên  suy  giảm  nhanh chóng do nhu cầu sử dụng tinh dầu tràm tăng,  phương  pháp  quản  lý,  khai  thác  và phát triển cây tràm gió tự nhiên chưa phù hợp.

Tràm gió (Melaleuca cajuputiPowell) là loài cây bản địa gỗ lớn thường xanh đa dụng, thuộc họ Sim (Mytarceae), có phạm vi phân bố rộng từ miền Trung để các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Kết quả nghiên cứu cây tràm gió mọc tự nhiên ở Trung tâm Thực hành và Nghiên cứu Lâm nghiệp cho thấy nó có thể phân bố và sinh trưởng trên đất phèn, nghèo dinh dưỡng và bị úng nước nhưng không có khả năng sinh trưởng trên vùng đất ngập nước. Rừng tràm gió có cấu trúc đơn ưu, độ tàn che chỉ đạt 0,1 và có 11 loài cây bụi, thảm tươi chủ yếu sống dưới tán rừng. Mật độ rừng tràm gió rất thấp và chỉ đạt 2.500 cây/ha. Hình thức tái sinh rừng tràm gió phổ biến là tái sinh sinh dưỡng chiếm tỷ lệ đến 85,0% tổng số cây con tái sinh trong lâm phần và mật độ cây tái sinh chỉ đạt 744,4 cây/ha. Cây tràm gió 16 năm tuổi có chỉ tiêu sinh trưởng bình quân về HVN, D1.3và DTtheo lần lượt là 6,97 m, 5,40 cm, 0,68 m và tổng sinh khối rừng đạt bình quân 50,1 tấn/ha. Thời gian úng nước trong năm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và tái sinh của cây tràm gió. Trong đó, trên các vùng đất phèn có thời gian úng nước dưới 4 tháng cho sinh trưởng tốt nhất về chiều cao (8,71 m), đường kính (6,5 cm), đường kính tán (0,81 m) cũng như mật độ cây tái sinh (1.067 cây/ha) và sinh khối của rừng (84,168 tấn/ha). Cần nghiên cứu những biện pháp kỹ nuôi dưỡng rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên và kỹ thuật làm đất để trồng cây tràm gió trên khu vực nghiên cứu.

Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp, Tập 7(2)-2023:3563-3575
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài