SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu phương pháp nhân giống in vitro cây sắn (Manihot esculenta) để sản xuất cây giống sạch bệnh

[30/06/2023 14:02]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Dương Thanh Thủy, Phan Thị Phương Nhi, Trần Thị Triêu Hà, Lã ThịThu Hằng, Trần Thị Hoàng Đông, Lê Khắc Phúc - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Cây   sắn   (Manihot    esculentaCrantz) là cây trồng lấy củ quan trọng để làm thực phẩm và làm nguyên liệu trong công  nghiệp  chế  biến  và  năng  lượng (Trịnh Xuân Hoạt và cs., 2021). Mặc  dù Châu Phi là nước có diện tích trồng sắn lớn nhất thế giới, nhưng những năm gần đây  diện  tích  và  sản  lượng  sắn  ở  Đông Nam  Á  ngày  càng tăng, tổng sản lượng sắn  của  khu  vực  này  đạt  hơn  55  triệu tấn/năm,  chiếm  30%  sản  lượng  sắn  thế giới (Saokham và cs., 2021).  Tuy  nhiên, canh tác sắn ở Đông Nam Á đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của sâu bệnh hại như  rệp  sáp  (Phenacoccus   manihoti), bệnh   bạc   lá   sắn   (Xanthomonas axonopodispv manihotis), bệnh chổi rồng (Cassava  Witches’  Broom  Disease -CWBD), đặc biệt là bệnh khảm lá sắn do virus (Cassava Mosaic Disease). Dù mới xuất hiện từ năm 2015 nhưng bệnh khảm lá sắn do virus đã trở thành dịch hại của các vùng trồng sắn ở khu vực Đông Nam Á (Siriwan và cs., 2020).

Phương pháp nhân giống bằng giâm hom ở sắn có những hạn chế như hệ số nhân giống thấp, bệnh tích tụ trong quá trình sinh trưởng của cây mẹ rồi truyền sang cây con. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu phương pháp nhân giống sắn bằng nuôi cấy mô nhằm cung cấp nguồn cây giống in vitro sạch bệnh.

Kết quả cho thấy, nồng độ và thời gian khử trùng mẫu thích hợp là 5% sodium hypochlorite (v/v) trong thời gian 10 phút đối với đốt thân từ vị trí 1 đến 5 và thời gian 20 phút đối với đốt thân từ vị trí 6 đến 10. Để nghiên cứu khả năng nhân nhanh, các đốt thân của chồi in vitro phát triển từ mắt ngủ được cấy lên môi trường MS bổ sung 0 –5 mg/L BAP. Với nồng độ BAP 1 –3 mg/L, chồi phát triển trực tiếp từ mắt ngủ của đốt thân, nồng độ BAP 4 –5 mg/L, đốt thân hình thành mô sẹo, chồi sau đó hình thành sau 6 tuần nuôi cấy, tuy nhiên hình thái chồi có những bất thường so với cây mẹ. Do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phát triển chồi trực tiếptừ đốt thânmang mắt ngủ để nhân nhanh trên môi trường MS bổ sung 1mg/L BAP. Chồi và rễ phát triển tạo cây hoàn chỉnh tốt nhất trên môi trường MS bổ sung 1 mg/L BAP kết hợp với 0,1 mg/L NAA.

Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp, Tập 7(2)-2023:3588-3597
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài