Tỷ lệ nhiễm toxocara canis của chó được nuôi tại thành phố Huế và hiệu quả điều trị của hai dạng thuốc Ivermectin
Nghiên cứu do nhóm tác già Nguyễn Thị Hoa, Trần Thị Na, Hồ Thị Dung và Trần Quang Vui - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.
Ảnh minh họa
Bệnh ký sinh trùng (KST) trên chó là vấn đề khó kiểm soát, không những làm tốn chi phí điều trị cho vật nuôimà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi cũng như con người. Trong đó, giun đũa là ký sinh trùng khá phổ biến có thể truyền lây chung giữa động vật và con người, có vòng đời không qua vật chủ trung gian nên khả năng gây nhiễm cho chó cũng như cho người là rất cao. Lượng trứng ký sinh trùng thải ra từ phân chó rất nhiều, một ký sinh trùngToxocara canis(T. canis) cái có thểđẻ lên đến 200.000 trứng mỗi ngày (Glickman và cs., 1981, Fan và cs., 2013). Trứng theo phân ra ngoài nếu có khả năng phát triển trong môi trường có thể được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe của con vật cũng như sức khỏe của cộng đồng. Ấu trùng di hành làm tổn thương một số cơ quan, tổ chức (gan, phổi, mạch máu...). Ấu trùng giun còn mang vi khuẩn đến các cơ quan, tổ chức gây viêm. Nếu nhiều giun trưởng thành ký sinh thì gây tắc ruột, có khi thủng ruột. Giun chui vào ống dẫn mật làm tắc ống dẫn mật, chó có thể chết (Nguyễn Thị Kim Lan, 2017).
Nghiên cứu này nhằm điều tra tỷ lệ nhiễm giun đũa trên chó nuôi tại thành phố Huế và đánh giá hiệu quả điều trị của hai dạng thuốc ivermectin. Mẫu phân chó được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Darling.
Nội dung nghiên cứu gồm: Xác định tỷ lệ nhiễm trứng T. canis.trong phânchó; Phân tích một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm trứng T. canistrên chó; Theo dõi hiệu quả khi thử nghiệm điều trị T. canis bằng hai dạng thuốc ivermectin tiêm và nhỏ gáy.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên chó nuôi tại thành phố Huế là 12,22%. Tỷl ệ nhiễm ởvùng ven nội thành cao gấp 3,96 lần so với vùng trung tâm, lần lượt là 17,65% và 5,13%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó giảm dần theo lứa tuổi. Chó từ 0 -6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất (23,68%), tiếp đến chó từ 6 -12 tháng tuổi (14,17%) và thấp nhất là chó từtrên 12 tháng tuổi (7,41%). Việc tẩy ký sinh trùng định kỳlàm giảm 67% khả năng nhiễm giun đũa và vệ sinh bằng tắm chải sẽ làm giảm đến 74% nguy cơ nhiễm giun đũa cho chó. Các yếu tốnguy cơ còn lại gồm giống chó, phương thức nuôi, hiểu biết của người nuôi đối với sự lây nhiễm ký sinh trùng từchó và việc xử lý phân đều cho kết quả tỷ lệ nhiễm sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Điều trị cho chó bị nhiễm Toxocara canis bằng tiêm ivermectin và nhỏ thuốc ivermectin đều cho kết quả tỷ lệ khỏi bệnh 100%.
Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, Tập 7(2)-2023:3617-362