Tổng quan những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá măng Elopichthys bambusa (Richardson, 1844): hiện trạng và định hướng nghiên cứu
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Hải Sơn, Võ Văn Bình - Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, Đặng Thị Lụa - Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện.
Ảnh minh họa
Cá Măng thuộc họ cá Chép (Cyprinidae), phân họ cá Tuế (Leuciscinae) có tên khoa học là Elopichthys bambusa(Richardson, 1844) (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001). Trên thế giới cá Măng phân bố rộng rãi ở vùng Bắc Á, từ sông Amur ở nước Nga tới sông Lam vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Kottelat, 2001). Ở Việt Nam, cá Măng sống trong các hệ thống sông, hồ lớn ở các tỉnh phía Bắc, trong các vực nước phụ cận từ vùng đồng bằng tới miền núi (Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực, 1991). Với kích thước lớn, thịt thơm ngon nên cá Măng có giá trị kinh tế khá cao, được người tiêu dùng ưa thích (Nguyễn Quang Huy, 2017). Do cá Măng đã bị khai thác quá mức nên nhiều năm gần đây rất ít bắt gặp loài cá này trong tự nhiên (Võ Văn Bình và Nguyễn Hải Sơn, 2019). Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã xếp cá Măng ở mức VU (Sẽ nguy cấp). Liên minh bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên thế giới (IUCN, 2022) xếp cá Măng ở cấp độ DD (Data deficient), thiếu dữ liệu về tình trạng hiện nay (Huckstorf, 2012).
Cá Măng thuộc họ cá Chép (Cyprinidae), phân họ cá Tuế (Leuciscinae) có tên khoa học là Elopichthys bambusa(Richardson, 1844). Loài cá này được Sách đỏ Việt Nam (2007) xếp ở hạng VU (sẽ nguy cấp),còn IUCN (2022) xếp thứ hạng LC (Ít lo ngại) nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về cá Măng được thực hiện. Nghiên cứu này tóm lược các công trình nghiên cứu về cá Măng trong và ngoài nước, bao gồm các đặc điểm hình thái, dinh dưỡng, sinh sản và hiện trạng nguồn lợi của cá trong tự nhiên nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướng các nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Măng, góp phẩn bảo tồn lưu giữ và phục tráng nguồn gen loài cá bản địa quý hiếm này.
Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, Tập 7(2)-2023:3656-3665