SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đa dạng họ na (annonaceae) ở khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế

[12/07/2023 16:47]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Đinh Diễn, Trần Nam Thắng, Văn Thị Yến, Trần Minh Đức, Nguyễn Hợi- Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, Đoàn Quốc Tuấn - Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, Lê Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu khoa học Miền Trung, VNMN, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện.

Ảnh minh họa

Họ Na (Annonaceae) là một họ thực vật có hoa bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi hay dây leo; họ Na có 108 chi và 2400 loài phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới (Chatrou và cs., 2012; Guo và cs., 2017; Chaowasku và cs., 2018). Ở Việt Nam, theo Ast (1938) đã thống kê họ Na có 140 loài, 23 chi. Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) trong tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” tác giả đã thống kê, mô tả và xây dựng khóa định loại của 154 loài, 28 chi thuộc họ Na. Theo Nguyễn Tiến Bân (2000) đã thống kê có khoảng 210 loài và dưới loài thuộc 29 chi phân bố ở khắp các tỉnh trong cả nước. Họ Na là một họ lớn có công dụng về nhiều mặt như: lấy gỗ, làm thực phẩm, làm cảnh, lấy tinh dầu và đặc biệt là dùng làm thuốc. Có 63 loài thuộc 22 chi và 2 chủng (var.) có tác dụng làm thuốc, thực phẩm, và làm cảnh (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999). Tổng cộng có 52 loài thuộc 16 chi được sử dụng làm thuốc (Võ Văn Chi, 2012). Ngoài ra, có 56 loài, 18 chi thuộc họ Na có giá trị lấy gỗ (Trần Hợp, 2002).

Họ Na (Annonaceae) là một họ lớn, phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nghiên cứu tiến hành xác định thành phần loài thông qua các chỉ tiêu về hìnhthái và so sánh với các nghiên cứu trước đây. Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, các giá trị sử dụng và yếu tố địa lý của các loài thuộc họ Na ở khu vực nghiên cứu.

Kết quả điều tra, thu thập mẫu trên 21 tuyến điều tra ở Khu bảo tồn (KBT) Sao La, tỉnh thừa Thiên Huế từ tháng 12/2021 -12/2022 đã xác định được 35 loài thuộc 13 chi, trong đó có 1 chi và 9 loài bổ sung cho  Danh  lục  thực  vật KBT Sao La năm 2018. Chi đa dạng  nhất ở khu vực nghiên cứu đó là chi Goniothalamus với 9 loài. Các loài thuộc họ Na ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau, có 28 loài cho tinh dầu, 16 loài làm thuốc, 5 loài làm cảnh, 5 loài lấy gỗ, 2 loài cho quả ăn được và 4 loài chưa biết. Hầu hết kiểu sinh cảnh phát hiện và ghi nhận các loài thuộc họ Na ở khu vực nghiên cứu là rừng thứ sinh với 32 loài, trảng cây bụi, ven rừng với 20 loài, rừng nguyên sinh với 12 loài và ven suối với 8 loài. Họ Na ở KBT Sao La có 3 yếu tố địa lý chính, yếu tố cổ nhiệt đới chiếm 14,29%, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 51,43% và yếu tố đặc hữu Việt Nam chiếm 34,28%.

ạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 7(2), 3700–3708.
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ